11 bước giúp đạt được Chứng nhận ISO 45001

11 bước giúp đạt được Chứng nhận ISO 45001

5/5 - (1 bình chọn)

Việc doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO 45001 là bước đầu thành công nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động trong tổ chức của bạn. Tuy nhiên việc xây dựng và quản lý hệ thống này như thế nào thì còn có khá nhiều khó khăn nếu doanh nghiệp bạn lần đầu áp dụng. Trong bài viết này SPS Cert sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về những bước để đạt được chứng nhận ISO 45001 đơn giản nhất.

các bước để được chứng nhận ISO 45001

Theo thống kê của tổ chức Lao động Quốc tế ILO thì hàng năm sẽ có khoảng hơn 2,5 triệu ca tử vong và hàng trăm triệu ca chấn thương và bệnh tật liên quan đến lao động mỗi năm. Việc này làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lao động và những chi phí phát sinh không đáng có. Tuy nhiên những ảnh hưởng này có thể được kiểm soát và giảm thiểu với những hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp bài bản.

Trước đó trên thế giới có áp dụng hệ thống tiêu chuẩn OHSAS 18001. Và hiện nay được thay thế bằng bộ tiêu chuẩn ISO 45001 được công nhận và phát triển trên toàn thế giới. ISO 45001 có quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH&S). Giúp tổ chức trong việc ngăn ngừa thương tích và tổn hại sức khỏe . ISO 45001 được dự định áp dụng cho mọi tổ chức.

 NỘI DUNG ĐIỀU KHOẢN TIÊU CHUẨN ISO 45001 LÀ GÌ 

Tiêu chuẩn ISO 45001 được chia thành 10 điều khoản. ISO 45001 có cấu trúc rõ ràng xác định các yêu cầu phải đáp ứng khi áp dụng cho hệ thống quản lý OH & S.

Điều khoản 1 đến 3 cung cấp chi tiết về phạm vi và giải thích, thuật ngữ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn. Các yêu cầu cụ thể được nêu từ Điều khoản 4 đến Điều khoản 10. Cụ thể:

Điều khoản 4: Bối cảnh của Tổ chức
Điều khoản 5:
Lãnh đạo và tham gia của mọi người
Điều khoản 6:
Lập kế hoạch cho hệ thống OH & S
Điều khoản 7:
Hỗ trợ
Điều khoản 8:
Hoạt động
Điều khoản 9:
Đánh giá hiệu suất
Điều khoản 10:
Cải tiến

>>> Xem thêm: Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 45001

LỢI ÍCH CỦA HỆ THỐNG ISO 45001 ĐƯỢC ÁP DỤNG

Tuân thủ các yêu cầu về mặt pháp lý:

Việc tổ chức của bạn áp dụng được bài bản hệ thống An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001 sẽ giúp tuân thủ với các quy định của pháp luật và quy định của địa phương. ISO 45001 giúp giảm thiểu tai nạn trong lao động. Mà còn ngăn chặn các khoản tiền phạt do vi phạm các quy định pháp luật

Nâng cao uy tín của doanh nghiệp

Khi tổ chức của bạn đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống ISO 45001 và được chứng nhận sẽ giúp cho bạn kiểm soát được an toàn trong sản xuất. Đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Hiện nay nhiều dự án thầu có yêu cầu các tổ chức cần phải có giấy chứng nhận ISO 45001.

các bước chứng nhận ISO 45001

Giảm chi phí nhân sự và chi phí phát sinh không đáng có

Việc có một hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp bài bản và được chứng nhận cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp cắt giảm đi những chi phí phát sinh không đáng có. Một số chi phí đó có thể kể đến như chi phí bảo hiểm tai nạn, chi phí giải quyết hậu quả tai nạn vv

Cải thiện sức khỏe & sự an toàn của người lao động

Đây lý do chính khiến Doanh nghiệp muốn triển khai ISO 45001. Vì nó giúp cải thiện sự an toàn và sức khỏe của nhân viên.  Bằng cách xác định và giảm thiểu rủi ro trong các quy trình có thể dẫn đến thương tích.

SPS Cert xin chia sẻ đến bạn các bước chứng nhận ISO 45001 cho bạn tham khảo

1) Kế hoạch và sự đồng ý của ban lãnh đạo

Để có được một hệ thống ISO 45001 bài bản và được chứng nhận thì đầu tiên doanh nghiệp của bạn cần phải nhận được sự đồng ý và hỗ trợ tận tình của ban lãnh đạo. Đây sẽ là người đưa ra những quyết định và chiến lược để thực hiện. Sự hỗ trợ và spport của ban lãnh đạo về cả chi phí và tinh thần sẽ là bước đầu thành công để đạt được chứng nhận ISO 45001.

2) Nhận biết các quy định pháp luật cho Doanh nghiệp

Pháp luật chính là bước đầu tiên của việc áp dụng hệ thống ISO 45001. Đây chính là một phần quan trọng của ISO 45001 và tổ chưucs của bạn cần nhận biết được các quy định pháp luật có liên quan đến công ty. Hệ thống ISO 45001 bài bản sẽ hài hòa được với các quy định của pháp luật của nước sở tại.

3) Xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH & S

Bước tiếp theo của việc xây dựng hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp chính là xác định các phạm vi của hệ thống OH&S. Việc này sẽ rất quan trọng nhằm viết được chính sách OH & S và các mục tiêu. Nó cũng giúp bạn xây dựng kế hoạch thực hiện hệ thống quản lý OH & S tốt nhất.

4) Xác định, xây dựng các quy trình và thủ tục

Việc xác định các quy trình và thủ tục sẽ cần được xác định nhằm kiểm soát các mối nguy hiểm  OH& trong doanh nghiệp của bạn. Việc làm thế nào để cần xác định được tất cả các mối nguy hiểm của bạn cùng với các rủi ro có liên quan đến hệ thống OHS. Các danh mục tài liệu và kèm hồ sơ bắt buộc cần phải có có thể tham khảo bài viết dưới đây:

5) Thực hiện các quy trình và quy trình OH&S

Sau bước 4 thì bạn sẽ cần tiến hành áp dụng các quy trình OH&S vào thực tế. Những bộ phận này cần phân công trách nhiệm cần phải được nêu ra một cách cụ thể. Việc này cần có thể vận dụng các biện pahsp: Thực hiên, kiểm soát và đánh giá một cách thường xuyên.

6) Đào kiến thức và hướng dẫn thực hành cho nhân viên

Nhân viên của bạn cần được am hiểu và nhận thức được hệ thống ISO 45001 một cách đầy đủ nhất. Việc thực hiện như thế nào và được ghi chép ở đâu cùng những lợi ích gì ? Việc này cần được đào tạo các kiến thức cũng như hướng dẫn thực hành của nhân viên của bạn.

Những công việc cần có thể được kể lại như: Đào tạo nhận thức về ISO 45001, Các hệ thống tiêu chuẩn ISO 45001 như biểu mẫu, thủ tục trong doanh nghiệp.

cac-buoc-chung-nhan-iso-45001

7) Vận hành hệ thống quản lý OH & S và lưu giữ hồ sơ

Tiến hành vận hành áp dụng hệ thống quản lý OH&S cũng như thực hiện lưu trữ các hồ sơ và hoạt động hệ thống tài liệu ISO 45001. Từ đó sẽ biết các vấn đề cần sửa đổi, các điểm chưa phù hợp.

8) Đánh giá nội bộ

Việc đánh giá nội bộ là một trong những việc quan trọng mà bạn cần sử dụng để kiểm tra các quá trình của bạn có được thực hiện và áp dụng tốt hay không. Đánh giá sẽ giúp phát hiện ra được các điểm cần cải thiện và sau đó sẽ giúp tổ chức của bạn thực hiện cải tiến một lần nữa một cách tổng quát toàn bộ hệ thống của bạn. Việc đánh giá nội bộ tốt sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được chứng nhận ISO 45001

9) Xem xét lãnh đạo

Kết quả xem xét lãnh đạo được coi là  hồ sơ phải có để được đánh giá chứng nhận. Sau khi việc đánh giá nội bộ được diễn ra sẽ giúp đánh giá được hiệu quả hệ thống mà bạn đang áp dụng. Hệ thống OH&S cần tiến hành xem xét lãnh đạo để xem xét thêm 1 lần nữa một cách tổng quát cho toàn bộ hệ thống của bạn.

10) Hành động khắc phục

Với việc áp dụng hệ thống sẽ có thể phát sinh ra được nhiều những vấn đề khắc phục. Quy trình lúc này cần được cải tiến và bổ sung thêm những điều cần thiếu và chưa chuẩn. Bạn nên sử dụng quy trình hành động khắc phục của bạn để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Sau đó giải quyết nguyên nhân này bằng hành động khắc phục.

11) Đánh giá chứng nhận ISO 45001:

Khi hệ thống của bạn được áp dụng một cách hiệu quả và đã sẵn sàng được chứng nhận và thực hiện việc đánh giá. Việc đánh giá sẽ cần xem xét các hệ thống Quản lý OH & S của bạn so với các yêu cầu của ISO 45001.
Nếu hệ thống quản lý của bạn đáp ứng nhu cầu của các yêu cầu ISO 45001. Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận ISO 45001.

Trên đây là các nội dung cơ bản để Doanh nghiệp có thể hiểu về thực hiện để đạt được chứng nhận ISO 45001. Chúng tôi còn rất nhiều thông tin hữu ích liên quan khác. Doanh nghiệp có thể tham khảo các bài viết của chúng tôi.

>>> Xem thêm: So sánh ISO 45001 và OHSAS 18001

Hà Nội

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

sales@sps.org.vn

0969.555.610

Hồ Chí Minh

Tòa nhà Thủy Lợi 4 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh

sales@sps.org.vn

0969.555.610

CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM

Chứng nhận GRS

Chứng nhận RCS

Chứng nhận OCS

Chứng nhận GOTS

 

Thông tin

Dịch vụ

  • Chứng nhận hệ thống
  • Chứng nhận sản phẩm
  • Trách nhiệm xã hội
  • Công cụ cải tiến

Fanpage

Facebook Youtube Chanel Tiktok Twitter Instagram Linkedin

error: Content is protected !!