Các chính sách bảo vệ môi trường trên thế giới

Các chính sách bảo vệ môi trường trên thế giới

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết dưới đây trình bày về Các chính sách bảo vệ môi trường trên thế giới nhằm giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về thực trạng của các chính sách môi trường hiện nay. Dưới đây là Các chính sách bảo vệ môi trường trên thế giới nổi bật.

  1. CÁC CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI – NHẬT BẢN

Chính phủ thành lập Cơ quan Môi trường Nhật Bản vào năm 1971, tới năm 1993, Luật Môi trường của Nhật Bản được ban hành, tháng 12/1994, Kế hoạch Môi trường cơ bản được thông qua. Theo đó, kế hoạch làm rõ một cách có hệ thống các biện pháp thuộc trách nhiệm của chính quyền Trung ương và địa phương cũng như một loạt các kế hoạch hành động từ phía công dân, doanh nghiệp và tổ chức tư nhân với trách nhiệm bảo vệ môi trường vào đầu thế kỷ XXI. Kế hoạch này cũng xác định vai trò của các bên liên quan, cách thức và phương tiện để theo đuổi các chính sách môi trường có hiệu quả. Ngoài ra, các biện pháp hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển để đảm bảo sự phát triển bền vững cũng được Cơ quan Môi trường Nhật Bản triển khai.

  1. CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG CỦA SINGAPOR

Chính sách môi trường của Singapor bắt đầu được khởi xướng từ cuối những năm 1960. Trong đó, sáng kiến về Thành phố Vườn với cây xanh dồi dào, tươi tốt và môi trường sạch của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu vào năm 1967 là một trong những sáng kiến đầu tiên trong chính sách môi trường của quốc đảo này.  đó là biến Singapore thành một thành phố.

Chính phủ Singapore cũng ban hành Đạo luật về môi trường và sức khỏe cộng đồng năm 1969. Tới những năm 1980, Singapore chính thức xây dựng được Thành phố Vườn nổi tiếng vào cuối những năm 1980.

Năm 1992, Chính phủ Singapore đã xây dựng Kế hoạch Xanh để cân bằng môi trường và sự phát triển kinh tế. Bản kế hoạch này chính thức được ban hành với tên gọi SGP 2012 vào năm 2002 nhằm bảo tồn môi trường bền vững. Trong đó có các chiến lược và chương trình mà Singapore áp dụng để duy trì một môi trường sống chất lượng đi cùng với sự thịnh vượng kinh tế. Nó cũng bao gồm các mục tiêu về môi trường cụ thể cần đáp ứng. 1 ủy ban điều phối và 6 ủy ban hành động được thành lập có trách nhiệm giám sát việc xây dựng và thực hiện các hoạt động nằm trong Kế hoạch Xanh. Kế hoạch này được Bộ Môi trường Singapore cập nhật định kỳ để phù hợp với tình hình thực tế.

  1. CÁC CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI – HÀN QUỐC

Chính phủ Hàn Quốc triển khai Kế hoạch tổng thể kiểm soát chất lượng không khí đầu tiên ở Seoul trong giai đoạn 2005 – 2014. Kế hoạch này bao gồm các dự án giảm bớt khí thải từ xe cộ, quản lý khí thải ở các cơ sở sản xuất và kiểm soát việc sử dụng năng lượng tại các thành phố. Kết thúc giai đoạn 1, Kế hoạch này tiếp tục được kéo dài trong giai đoạn 2 từ năm 2015 – 2024. Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc cũng triển khai kế dự án Four Rivers nhằm làm sạch 4 con sông bị ô nhiễm nhất.

Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc cũng nỗ lực trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch. Điển hình như vào năm 2010, Chính quyền thành phố Seoul đã đầu tư 8,2 tỷ USD xây dựng một trang trại năng lượng gió có công suất 2.500MW. Năm 2011, Chính phủ Hàn Quốc đã thông qua một kế hoạch cung cấp 1,5 triệu việc làm mới trong ngành sản xuất năng lượng sạch và cung cấp 18% lượng năng lượng sạch toàn cầu ra thị trường tính đến năm 2030.

  1. CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC

Luật Bảo vệ Môi trường của Trung Quốc được thông qua vào năm 1989. Trong đó, các nhà quản lý môi trường có quyền lực lớn hơn và các các cá nhân hay tổ chức gây ô nhiễm môi trường sẽ phải chịu hình phạt nghiêm khắc hơn.

Năm 2015, Trung Quốc đưa ra các quy định về môi trường nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực sản xuất kim loại. Đối với những khu vực khai thác mỏ xung quanh Bắc Kinh như Hà Nam, Sơn Tây, Sơn Đông dự kiến sẽ phải giảm 30% công suất luyện nhôm trong thời gian từ tháng 10 – tháng 3 hàng năm nhằm giảm lượng khói bụi.

Năm 2017, Chính phủ Trung Quốc đưa ra kế hoạch hành động để phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí. Trong đó, các công ty sản xuất sẽ phải chịu mức phạt cao hơn so với quy định của các nước châu Âu và châu Mỹ nếu thải Carbon ra môi trường.

Ngoài ra, để khích lệ người dân sử dụng năng lượng sạch, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một chính sách cho người dân vay tiền để mua các loại xe năng lượng mới. Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc, bắt đầu từ năm 2018, người mua xe năng lượng mới có thể vay đến 85% chi phí từ các ngân hàng so với khoản vay tối đa để mua xe ô tô sử dụng nhiên liệu truyền thống là 80%. Bên cạnh đó, để khuyến khích người dân sử dụng xe năng lượng, Chính phủ Trung Quốc thực hiện miễn thuế, giảm giá và bắt buộc các tổ chức Chính phủ mua và sử dụng loại xe này nhiều hơn.

  1. CÁC CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI – ĐỨC

Công cuộc chuyển đổi từ năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo bắt đầu phát triển ở Đức từ những năm 1980 bằng việc đề ra Chiến lược Energiewende (Chuyển đổi năng lượng) nhằm giải quyết vấn đề giá thành sản xuất điện tăng cao. Chính phủ Đức đã đề ra mục tiêu tăng dần tỷ lệ điện từ năng lượng tái tạo lên 50% toàn bộ nguồn cung điện năng, trong đó nguồn điện từ năng lượng mặt trời chiếm vị trí số 1.

Bên cạnh đó, Quốc hội Liên bang Đức đã: thông qua Đạo luật Đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân; ban hành các chính sách phát triển năng lượng tái tạo; xây dựng lại hệ thống cung cấp năng lượng để đảm bảo không phụ thuộc vào điện sản xuất từ than đá. Đức cũng đầu tư hàng chục tỷ Euro cho việc nghiên cứu, sử dụng năng lượng tái tạo, đồng thời, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi như giảm thuế để khuyến khích người dân chuyển sang dùng năng lượng tái tạo.

Chính phủ Đức đặt ra mục tiêu, đến năm 2020, giảm 40 % lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với mức của năm 1990 và sẽ tiếp tục tăng từ 80 – 95 % vào năm 2050. Đức cũng phấn đấu đến năm 2022 sẽ đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân và chuyển sang sử dụng các loại NLTT như NLMT, gió, quang điện, thủy điện… Đức cũng nỗ lực đến năm 2025 nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên khoảng 40 – 45 % tổng sản lượng điện; đạt 55 – 60 % vào năm 2035 và đến năm 2050, ít nhất 80% điện năng, khoảng 60% tổng nhu cầu năng lượng sẽ phải được đáp ứng từ nguồn năng lượng tái tạo.

Chính phủ Đức tiếp tục đưa ra Kế hoạch bảo vệ khí hậu năm 2050 (Klimaschutzplan 2050), trong đó có một phần của chương trình chuyển đổi năng lượng mà chính quyền Berlin đã thực hiện từ năm 2011. Kế hoạch đề ra 15 mục tiêu, trong đó có 6 mục tiêu chính: Lượng khí thải CO2 giảm 40% vào năm 2020, năm 2030 là 55% và năm 2050 là 80%; tỷ lệ NLTT trong hỗn hợp điện chiếm 35% vào năm 2020, 50% vào năm 2030, 80% vào năm 2050; tiêu thụ năng lượng sơ cấp (hóa thạch) giảm 20% vào năm 2020; tiêu thụ điện giảm 10% (năm 2020); tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải giảm 10% (năm 2020); xe điện đạt 1 triệu chiếc (năm 2020) và 6 triệu chiếc vào năm 2030.

Kể từ những năm 1990, sự chuyển đổi từ việc sử dụng dầu cho mục đích sưởi ấm sang sưởi ấm chia theo khu vực, sử dụng máy bơm nhiệt và nhiên liệu sinh học đã làm giảm một đáng kể phần đóng góp của khu vực dân cư và khối dịch vụ đối với phát thải GHG.

  1. CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG CỦA THỤY ĐIỂN

Năm 1995, Thụy Điển trở thành một trong những nước đầu tiên đánh thuế Cacbon. Thuế này áp dụng đối với các nhiên liệu có hàm lượng Cabon cao như dầu mỏ và khí tự nhiên nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Chính phủ đã đưa ra một số hình thức ưu đãi xanh để giúp nền kinh tế Thụy Điển phát triển bền vững, trong đó có Hệ thống chứng nhận điện được khởi xướng vào năm 2003. Đây là một hệ thống hỗ trợ dựa trên nhu cầu thị trường để tăng sản xuất điện từ các nguồn tái tạo để việc sản xuất điện tiết kiệm chi phí hơn.

Các ưu đãi khác bao gồm quỹ của Chính phủ hỗ trợ cho đối phó với biến khí hậu ở các địa phương. Hội đồng cấp địa phương và các cá nhân tư nhân đều có thể nộp đơn xin tài trợ để chuyển đổi sang hình thức sưởi ấm theo khu vực hoặc sử dụng nhiên liệu sinh học.

Trong giai đoạn 2015-2018, Thụy Điển dành 4 nghìn tỷ SEK (522 triệu EUR) – nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác nếu tính đầu người – cho Quỹ Khí hậu Xanh của Liên hợp quốc, một cơ chế tài chính sẽ giúp chuyển đổi sang mô hình kinh tế mới nhằm thích ứng với khí hậu.

→ Xem thêm Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường

———————————————————————————————————————————————————————————

Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay để xây dựng Hệ thống quản lý môi trường đạt chuẩn. Để tìm hiểu thêm về Các chính sách bảo vệ môi trường trên thế giới hoặc dịch vụ chứng nhận ISO 14001, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo thông tin dưới đây:

  • Số hotline: 0969.555.610 / 0914.791.188
  • Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Email: sales@sps.org.vn
  • Website: https://sps.org.vn/

Hà Nội

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

sales@sps.org.vn

0969.555.610

Hồ Chí Minh

Tòa nhà Thủy Lợi 4 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh

sales@sps.org.vn

0969.555.610

CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM

Chứng nhận GRS

Chứng nhận RCS

Chứng nhận OCS

Chứng nhận GOTS

 

Thông tin

Dịch vụ

  • Chứng nhận hệ thống
  • Chứng nhận sản phẩm
  • Trách nhiệm xã hội
  • Công cụ cải tiến

Fanpage

Facebook Youtube Chanel Tiktok Twitter Instagram Linkedin

error: Content is protected !!