Cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn cho đô thị thông minh

Cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn cho đô thị thông minh

5/5 - (1 bình chọn)

Theo các chuyên gia thì việc hoàn thiện xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn cho đô thị thông minh được coi là một trong những việc làm cần thiết trong thời gian tới.

Thiếu tiêu chuẩn cho đô thị thông minh

Để có các chủ trương và đường lối lãnh đạo và xây dựng quản lý cũng như phát triển vùng đô thị tại Việt Nam thời gian tới. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thông qua, ngày 24/01/2022 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về “Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng về đô thị hóa và phát triển đô thị, có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong thời gian tới.

Trước đó, tại Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đã đề ra mục tiêu hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới. Những nội dung quan trọng này cũng được đề ra trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Việc phát triển các khu đô thị thông minh cũng sẽ nhận được nhiều sự quan tâm lớn của Chính phủ. Trong ngày 1/8/2018 thì QuyẾT định số 950/QĐ-TTg đã được thủ tướng Chính phủ ban hành và phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh một cách bền vững Việt Nam.

Cho đến nay hiện tại nước ta đã có 41/63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh. Bên cạnh đó, có khoảng gần 40 tỉnh đã triển khai phát triển một số dịch vụ về đô thị thông minh; 17/63 tỉnh đã triển khai xây dựng hoặc đồng ý về chủ trương xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh.

Bên cạnh đó thì đã có 17/63 tỉnh đã triển khai ứng dụng dịch vụ du lịch thông minh, khoảng trên 10 tỉnh triển khai các ứng dụng về giao thông thông minh, kiểm soát trật tự an toàn đô thị và một số ứng dụng trong các lĩnh vực khác như giáo dục thông minh, y tế thông minh. Với nguồn kinh phí xã hội hóa như hiện nay nguồn vốn vay ưu đãi để thực hiện các dự án đô thị thông minh có thể chiếm từ 50-90%.

tiêu chuẩn đô thị thông minh

Tuy vậy, theo TS. Nguyễn Đức Hiển, việc triển khai đô thị thông minh tại Việt Nam vẫn còn những hạn chế, bất cập như mới bước đầu tập trung nhiều về ứng dụng các dịch vụ đô thị thông minh, trong khi các nội dung về quy hoạch đô thị thông minh, quản lý xây dựng đô thị thông minh chưa thực sự được chú trọng.

Đồng thời, còn ít các dự án đô thị thông minh có cách tiếp cận toàn diện với mục tiêu hướng tới không chỉ đơn thuần là giải quyết các vấn đề cấp thiết của đô thị mà xa hơn là hướng tới một quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đặc biệt là những bức phá trong hội nhập, mở rộng quan hệ quốc tế, thu hút đối tác đầu tư.

Tại nhiều địa phương, việc đặt mục tiêu con người ở vị trí trung tâm dường như còn mang tính khẩu hiệu, biểu tượng, điển hình là vai trò của người dân trong việc tham gia hoạch định, vận hành các đô thị thông minh còn hạn chế; tính kết nối, chia sẻ giữa các đô thị chưa cao, mức độ hội nhập quốc tế còn yếu; việc huy động và phát huy các nguồn lực của xã hội còn thiếu bài bản.

 Ảnh minh hoạ

Có thể nói việc vào cuộc của các bộ, ban ngành để hoàn thiện cơ chế, chính sách giúp phát triển đô thị thông minh song song nhìn chung là một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng như hệ thống các tiêu chuẩn. Quy chuẩn liên quan đến đô thị thông minh và chưa đồng bộ cũng như thiếu đi tính liên ngành.

Tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch đô thị thông minh và hạ tầng kỹ thuật, công trình kiến trúc thông minh chưa được ban hành đầy đủ và đồng bộ; sự tham gia của cộng đồng, các thành phần kinh tế trong xây dựng đô thị thông minh còn hạn chế; nguồn lực cho phát triển đô thị thông minh bao gồm cả nguồn vốn và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Để thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW có hiệu quả, các chuyên gia khuyến nghị cần khẩn trương nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn cho đô thị thông minh để áp dụng đồng bộ trong thời gian tới.

Học hỏi kinh nghiệm từ quốc tế

Có thể nói trong quá trình đó việc nghiên cứu các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế cũng như quốc gia đã giúp xác định được rất rõ: Cơ quan tiêu chuẩn hóa chính là một thực thể không thể thiếu được trong việc phát triển một đô thị thông minh và bền vững. Vai trò của cơ quan này đặc biệt quan trọng, đảm bảo thống nhất một thuật ngữ chung và các đặc trưng tối thiểu cho đô thị thông minh, bền vững.

Một trong những ưu tiên là phải xây dựng ngôn ngữ chung thông qua tiêu chuẩn cho các bên liên quan, góp phần làm rõ hơn và hài hòa nhiều hơn trong lĩnh vực đô thị thông minh, bền vững.

Bên cạnh đó, thành công của việc triển khai đô thị thông minh, bền vững phụ thuộc vào việc xác định các phương pháp đo để đánh giá hiệu quả và tính bền vững của dịch vụ thành phố trên nền tảng ICT. Ngoài việc xác định các tiêu chuẩn cụ thể cho đô thị thông minh, bền vững cũng cần xem xét các tiêu chuẩn khác như tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng, tăng mức độ an toàn hoặc giảm thiểu ô nhiễm, góp phần vào việc xây dựng một đô thị thông minh, bền vững. Tiêu chuẩn chính là yếu tố gắn kết các bên liên quan, các yếu tố cấu thành và vận hành đô thị thông minh, bền vững.

Hiện nay, đã có một số khung tiêu chuẩn cho đô thị thông minh đang được nhiều nơi trên thế giới áp dụng. Theo khuyến nghị của chuyên gia, trong quá trình thực hiện, các thành phố Việt Nam nên tuân theo những tiêu chuẩn và khuôn khổ quốc tế về phát triển thành phố thông minh.

Lợi ích của việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn này là sẽ giúp cho quá trình ra quyết định và xây dựng chính sách hiệu quả hơn. Đồng thời, cần tăng cường hoạt động đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan; tăng tính minh bạch, khả năng cạnh tranh cũng như cải thiện trải nghiệm của người dùng, tăng tính bền vững, chất lượng cuộc sống, cải thiện hoạt động dịch vụ ở đô thị thông minh.

Trước đó, lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng cho biết đang nghiên cứu lượng hóa các tiêu chí về đô thị thông minh ở các lĩnh vực quy hoạch đô thị, hạ tầng đô thị, kiến trúc đô thị, vận hành đô thị (gồm cấp nước, xử lý rác thải, giao thông, thông tin liên lạc, nhà ở, y tế, giáo dục…), tiện ích cho người dân, tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững.

Bộ Xây dựng đang khẩn trương xây dựng các tiêu chí cơ bản của đô thị thông minh áp dụng toàn đô thị, khu vực đô thị phù hợp với Việt Nam; xây dựng nền tảng pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn cho đô thị thông minh; xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông về đất đai, quy hoạch, giao thông, dân cư và các dữ liệu không gian đô thị khác…

Hà Nội

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

sales@sps.org.vn

0969.555.610

Hồ Chí Minh

Tòa nhà Thủy Lợi 4 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh

sales@sps.org.vn

0969.555.610

CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM

Chứng nhận GRS

Chứng nhận RCS

Chứng nhận OCS

Chứng nhận GOTS

 

Thông tin

Dịch vụ

  • Chứng nhận hệ thống
  • Chứng nhận sản phẩm
  • Trách nhiệm xã hội
  • Công cụ cải tiến

Fanpage

Facebook Youtube Chanel Tiktok Twitter Instagram Linkedin

error: Content is protected !!