Châu Âu cấm các hàng hóa sản xuất trên đất chặt phá rừng

Châu Âu cấm các hàng hóa sản xuất trên đất chặt phá rừng

5/5 - (1 bình chọn)

Bất cứ hàng hóa nào được sản xuất trên đất bị chặt phá rừng hay suy thoái rừng… đều không được phép đưa vào thị trường châu Âu – Đây là quy định mới của EU về nhập khẩu hàng hóa. Các doanh nghiệp phân phối nông sản Việt Nam cần làm gì để đáp ứng yêu cầu mới này.

Châu Âu cấm các hàng hóa sản xuất trên đất chặt phá rừng
Châu Âu cấm các hàng hóa sản xuất trên đất chặt phá rừng

Tháng 11/2022, Ủy ban châu Âu (EC – European Commission) đã đề xuất xây dựng Quy định về chuỗi cung ứng không gây phá rừng và suy thoái rừng. Đến tháng 12/2022, thỏa thuận chính trị sơ bộ giữa Nghị viện và Hội đồng châu Âu đã được thông qua. Quy định này hướng tới mục tiêu giảm thiểu rủi ro liên quan đến nạn phá rừng hoặc tình trạng suy thoái rừng do sản xuất các sản phẩm trong chuỗi cung ứng được nhập khẩu vào, hoặc xuất khẩu từ EU. Các hàng hóa dự kiến sẽ chịu tác động bởi Quy định này gồm: Dầu cọ, đậu nành, gỗ, gia súc, ca cao, cà phê, cao su và một số sản phẩm có nguồn gốc từ những nguyên liệu đó (ví dụ: sôcôla, đồ nội thất, lốp xe, sản phẩm in).

Mới đây, một hội thảo về sản xuất và thương mại nông sản không gây mất rừng do Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), Liên minh châu Âu và Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã được tổ chức. Tại hội thảo, ông Patrick Haverman – Phó Trưởng đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam – nhấn mạnh, việc phá rừng và suy thoái rừng đang là những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và mất mát đa dạng sinh học trên toàn cầu.

“Nếu quy định này được thực thi sẽ tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp và các quốc gia xuất khẩu nông sản vào thị trường EU. Với các quy định và bối cảnh quốc tế gần đây về sản xuất và thương mại bền vững, và chuỗi cung ứng không gây mất rừng, UNDP sẵn sàng làm việc với các đối tác chính phủ và khối tư nhân để xây dựng một môi trường thuận lợi cho chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp không gây mất rừng và hỗ trợ các mô hình thương mại và sản xuất không gây mất rừng”, ông Patrick Haverman nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Jesus Lavina – Phó ban Hợp tác Phát triển, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam – chia sẻ, quy định về chuỗi cung ứng không gây phá rừng và suy thoái rừng dự kiến tháng 06/2023 sẽ có hiệu lực và dự kiến tháng 12/2024 bắt đầu áp dụng các nghĩa vụ đối với nhà vận hành (từ tháng 6/2025 đối với doanh nghiệp nhỏ).

Khi Quy định này đi vào thực thi, chỉ những sản phẩm không gây phá rừng và hợp pháp mới được phép nhập khẩu vào hoặc xuất khẩu từ EU. Các nghĩa vụ chính được áp dụng cho các nhà vận hành và thương nhân không phải là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Việc truy xuất nguồn gốc cũng sẽ được thực hiện nghiêm ngặt giữa hàng hóa với nơi sản xuất. Các sản phẩm sẽ cần phải hợp pháp theo luật của quốc gia sản xuất, bao gồm quyền con người, quyền lao động hiện hành, sự đồng thuận thỏa đáng, tự nguyện và được thông báo trước.

Theo ông Jesus Lavina, quy định sẽ có tác động đến các nhà cung cấp cả trong và ngoài EU. Do đó, tất cả những chủ thể liên quan cần sẵn sàng cho việc áp dụng từ cuối năm 2024 – người thích ứng nhanh nhất sẽ có lợi thế cạnh tranh. EU sẵn sàng hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ nỗ lực của các nước đối tác nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp, quản lý rừng bền vững và phát triển chuỗi cung ứng minh bạch và bền vững.

Bà Karina Barrera – Trợ lý cấp cao của Bộ trưởng Bộ Môi trường, Nước và Chuyển đổi Sinh thái, phụ trách Biến đổi Khí hậu của Ecuador – cũng đã chia sẻ các chính sách và quan hệ đối tác của Ecuador nhằm đưa thương mại cà phê trở nên thân thiện hơn với rừng và khí hậu, thúc đẩy những thay đổi trực tiếp có thể dẫn đến chuyển đổi sáng tạo để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và nạn phá rừng.

Ông Trần Quang Bảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) nhận định, xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian tới sẽ chịu không ít tác động bởi quy định này, trong đó cà phê là mặt hàng chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất của ngành nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU.

“Tây Nguyên, là khu vực sản xuất nông nghiệp có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của Việt Nam không chỉ được biết đến là thủ phủ của cà phê, Tây Nguyên còn phát triển mạnh các sản phẩm nông nghiệp khác như cao su, hồ tiêu, cây ăn trái trong nhiều năm trở lại đây.

Thông qua việc chia sẻ các quy định của EU cũng như kinh nghiệm của các doanh nghiệp, bạn bè quốc tế về phát triển các ngành hàng không gây mất rừng, từ đó chúng ta xây dựng lộ trình phát triển các ngành hàng nông sản của Việt Nam đáp ứng các quy định của EU trong thời gian tới”, ông Trần Quang Bảo nói.

—————————————————————————————————————————————————————————

Để biết thêm thông tin về các quy định xuất nhập khẩu hàng hóa vào châu Âu, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo thông tin dưới đây:

  • Số hotline: 0969.555.610 / 0914.791.188
  • Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Email: sales@sps.org.vn
  • Website: https://sps.org.vn/

Hà Nội

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

sales@sps.org.vn

0969.555.610

Hồ Chí Minh

Tòa nhà Thủy Lợi 4 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh

sales@sps.org.vn

0969.555.610

CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM

Chứng nhận GRS

Chứng nhận RCS

Chứng nhận OCS

Chứng nhận GOTS

 

Thông tin

Dịch vụ

  • Chứng nhận hệ thống
  • Chứng nhận sản phẩm
  • Trách nhiệm xã hội
  • Công cụ cải tiến

Fanpage

Facebook Youtube Chanel Tiktok Twitter Instagram Linkedin

error: Content is protected !!