Chứng nhận hợp chuẩn bê tông [TCVN 6025:1995]
Chất lượng của bê tông là yếu tố quyết định đối với tính an toàn của công trình xây dựng. Vì vậy mà việc đăng ký chứng nhận hợp chuẩn bê tông là điều nên làm để tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp và sản phẩm bê tông của doanh nghiệp.
Table of Contents
CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN BÊ TÔNG CÓ BẮT BUỘC KHÔNG?
Chứng nhận hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện, không bắt buộc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu khách hàng yêu cầu thì nó lại trở thành hành động bắt buộc phải thực hiện với doanh nghiệp.
Chứng nhận hợp chuẩn bê tông là chứng nhận vật liệu xây dưng phù hợp tiêu chuẩn tương ứng, mà cụ thể ở đây là Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6025:1995 Bê tông – Phân mác theo cường độ nén.
→ Xem thêm Các câu hỏi thường gặp về Chứng nhận hợp chuẩn vật liệu xây dựng
ĐÁNH GIÁ HỢP CHUẨN BÊ TÔNG MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ CHO DOANH NGHIỆP?
- Đảm bảo chất lượng của sản phẩm bê tông
- Đáp ứng được những nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm
- Dễ dàng thu hút khách hàng, nâng cao doanh thu
- Giúp khách hàng yên tâm sử dụng sản phẩm bê tông đã được công nhận về chất lượng
- Tăng tỉ lệ trúng thầu
- Được xem xét miễn hoặc giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận và dấu chất lượng Việt Nam
- Giấy chứng nhận hợp chuẩn là cơ sở để doanh nghiệp công bố hợp chuẩn
- Tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trên thị trường trong nước và quốc tế
- Là điều kiện để doanh nghiệp có cơ hội vượt qua rào cản kỹ thuật để mở rộng ra thị trường quốc tế với các thỏa thuận thừa nhận song phương và đa phương
- ..
TCVN 6025:1995 PHÂN MÁC BÊ TÔNG THEO CƯỜNG ĐỘ NÉN NHƯ THẾ NÀO?
Mác bê tông (mác) | Cường độ nén ở tuổi 28 ngày MPa (N/mm2) |
M 10 | 10,0 |
M 12,5 | 12,5 |
M 15 | 15,0 |
M 20 | 20,0 |
M 25 | 25,0 |
M 30 | 30,0 |
M 35 | 35,0 |
M 40 | 40,0 |
M 45 | 45,0 |
M 60 | 60,0 |
M 80 | 80,0 |
CÓ BAO NHIÊU PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA BÊ TÔNG?
Theo quy định của Pháp luật có tất cả 8 phương thức bao gồm:
- Phương thức 1: Kiểm tra loại hình;
- Phương thức 2: Thử nghiệm các mẫu điển hình kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua các mẫu thử nghiệm trên thị trường;
- Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu thử kết hợp với đánh giá trong quá trình sản xuất, thông qua việc thử nghiệm các mẫu lấy tại nơi sản xuất và kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất để giám sát;
- Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quy trình sản xuất; bằng cách thử nghiệm các mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường và giám sát đánh giá quy trình sản xuất;
- Phương thức 5: Lấy mẫu thử để đánh giá quá trình sản xuất; giám sát quá trình sản xuất bằng cách lấy mẫu thử tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường;
- Phương thức 6: Hệ thống quản lý đánh giá và giám sát;
- Phương thức 7: Thử nghiệm và đánh giá mẫu sản phẩm, hàng hóa;
- Phương thức 8: Thử nghiệm, kiểm định toàn bộ hàng hoá, sản phẩm.
Trong đó Phương thức 5 và Phương thức 7 là hai phương thức được sử dụng phổ biến nhất.
TỔ CHỨC NÀO CÓ QUYỀN CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN BÊ TÔNG?
Thứ nhất, Tổ chức chứng nhận hợp chuẩn uy tín là tổ chức hoạt động độc lập với đơn vị đăng ký đánh giá chứng nhận (bên thứ ba), có giấy phép hoạt động hợp pháp được cơ quan nhà nước công nhận, mà cụ thể ở đây là Bộ Xây dựng.
Thứ hai, để tìm được tổ chức chứng nhận phù hợp, doanh nghiệp cần kiểm tra năng lực năng lực của đơn vị đó xem họ có được trao quyền chứng nhận bê tông hay không.
Những đơn vị đáp ứng các điều kiện trên có thẩm quyền thực hiện chứng nhận hợp chuẩn cho bê tông và tổ chức của Chúng Tôi sẽ lựa chọn ra những đơn vị như thế giúp doanh nghiệp.
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN BÊ TÔNG NHƯ THẾ NÀO?
- Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm với tổ chức chứng nhận
- Bước 2: Ký kết hợp đồng chứng nhận và chuẩn bị đánh giá chính thức
- Bước 3: Đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn và thử nghiệm mẫu điển hình
- Bước 4: Nhận giấu chứng nhận hợp chuẩn nếu sản phẩm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng
- Bước 5: Đánh giá giám sát định kỳ để duy trì hiệu lực của chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm
- Bước 6: Tái đánh giá chứng nhận sau khi chứng chỉ hợp chuẩn hết hiệu lực
GIẤY CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN BÊ TÔNG CÓ HIỆU LỰC BAO LÂU?
Theo quy định của pháp luật, giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm xây dựng có hiệu lực trong vòng 3 năm với điều kiện doanh nghiệp hoàn thành 2 cuộc đánh giá giám sát định kỳ (12 tháng/lần).
QUY TRÌNH CÔNG BỐ HỢP CHUẨN BÊ TÔNG NHƯ THẾ NÀO?
- Bước 1: Thực hiện chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm bê tông
- Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ công bố hợp chuẩn bê tông
- Bước 3: Nộp hồ sơ công bố tại Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Sở Khoa học và Công nghệ.
- Bước 4: Nhận bản tiếp nhận công bố hợp chuẩn
PHÍ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN BÊ TÔNG LÀ BAO NHIÊU?
Nhìn chung, chi phí chứng nhận hợp chuẩn cho bê tông bao gồm:
- Chi phí chứng nhận lần đầu (Năm 1)
- Chi phí đánh giá giám sát lần 1 (Năm 2)
- Chi phí đánh giá giám sát lần 2 (Năm 3)
Mỗi loại chi phí nêu trên lại bao gồm:
- Phí xây dựng tài liệu
- Phí thử nghiệm sản phẩm
- Phí xem xét hiện trường cơ sở
- Phí ngày công của chuyên gia
Tổ chức chứng nhận sẽ căn cứ vào các yếu tố khác nhau như: loại hình doanh nghiệp, loại sản phẩm, quy mô để báo phí cụ thể cho doanh nghiệp.
——————————————————————————————————————————————————————–
Mọi thắc mắc liên quan tới Chứng nhận hợp chuẩn cho bê tông, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo thông tin dưới đây:
- Số hotline: 0969.555.610 / 0914.791.188
- Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Email: sales@sps.org.vn
- Website: https://sps.org.vn/