Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000
Với việc nhiều người tiêu dùng đang lo lắng về mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 ra đời về Quản lý an toàn thực phẩm là một trong các hệ thống quản lý được nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm lựa chọn xây dựng và áp dụng hiện nay. Nhờ có bộ tiêu chuẩn ISO 22000 tổ chức của bạn có thể chứng minh được khả năng tuân thủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong quy trình chế biến của mình.
Table of Contents
HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM LÀ GÌ?
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong tiếng Anh là “Food Safety Management System” nên còn gọi tắt là FSMS. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là một tập hợp các quy trình và hoạt động cho phép một tổ chức, doanh nghiệp giảm các tác động môi trường và tăng hiệu quả hoạt động. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) cung cấp khuôn khổ giúp tổ chức đạt được các mục tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua việc xem xét, đánh giá và cải thiện hiệu suất môi trường một cách đồng bộ, nhất quán. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 được sử dụng khá nhiều trong các doanh nghiệp thực phẩm hiện nay.
MỤC ĐÍCH CỦA HỆ THỐNG ISO 22000
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 hướng tới các mục đích sau:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Nhận biết các xu thế quan trọng về chất lượng và an toàn thực phẩm
- Kiểm soát các tác động tới vệ sinh an toàn thực phẩm
- Xác định các chính sách và cơ sở để quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thúc đẩy hoạt động khắc phục, cải tiến để quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm hiệu quả hơn
LỢI ÍCH CỦA HỆ THỐNG FSMS
Việc xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 đem lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp:
- Tránh vi phạm các yêu cầu pháp lý về an toàn thực phẩm
- Kiểm soát được các nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm
- Xác định và đạt được các mục tiêu an toàn thực phẩm
- Đảm bảo chất lượng của sản phẩm
- Tiết kiệm tài nguyên
- Giảm chi phí hoạt động
- Nâng cao lợi nhuận, doanh thu
- Cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan
- Nâng cao uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp
- Giành được nhiều lợi ích và cơ hội phát triển
CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG ISO 22000 THEO MÔ HÌNH PDCA
Hiện nay, tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến để xây dựng FSMS. Cấu trúc của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo mô hình PDCA trong ISO 22000 được triển khai như sau:
P (Plan) – Hoạch định – Xác định mục tiêu an toàn thực phẩm và xây dựng các kế hoạch cần thiết để thực hiện chính sách an toàn thực phẩm đã đề ra. Nội dung Hoạch định tương ứng với 4 điều khoản sau của tiêu chuẩn ISO 22000:2018:
- Điều khoản 4 (Bối cảnh của tổ chức)
- Điều khoản 5 (Sự lãnh đạo)
- Điều khoản 6 (Hoạch định)
- Điều khoản 7 (Công tác hỗ trợ)
D (Do) – Thực hiện – Tiến hành các hoạt động, quá trình theo kế hoạch đã đề ra. Nội dung này tương ứng với Điều khoản 8 (Vận hành) của tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản 2018.
C (Check) – Kiểm tra – Theo dõi, đo lường, phân tích, đối chiếu các kết quả thực hiện với kế hoạch, mục tiêu an toàn thực phẩm ban đầu. Nội dung Kiểm tra tương đương với Điều khoản 9 (Đánh giá hiệu suất) của ISO 22000 mới nhất.
A (Act) – Hành động – Thực hiện các hành động nhằm giúp Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ngày một hoàn thiện và gia tăng hiệu quả theo thời gian. Nội dung Hành động tương ứng với Điều khoản 10 (Cải tiến) của ISO 22000.
>> Xem thêm: Nội dung ISO 22000:2018 được quan tâm nhất hiện nay
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM LÀ GÌ?
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 về Quản lý an toàn thực phẩm bao gồm các yếu tố sau:
- Xem xét các mục tiêu an toàn thực phẩm của tổ chức
- Phân tích tác động của các rủi ro gây mất an toàn thực phẩm
- Xác định các yêu cầu pháp lý về an toàn thực phẩm
- Thiết lập mục tiêu an toàn thực phẩm để giảm tác động của rủi ro trong các quy trình và tuân thủ các yêu cầu pháp lý
- Xây dựng các kế hoạch để đạt mục tiêu an toàn thực phẩm
- Giám sát và đo lường việc thực hiện kế hoạch an toàn thực phẩm
- Đảm bảo nhận thức về an toàn thực phẩm và năng lực làm việc của nhân viên trong tổ chức
- Xem xét tiến độ xây dựng FSMS và cải tiến thường xuyên
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG HỆ THỐNG ISO 22000 VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Để xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018, doanh nghiệp cần trải qua các bước sau:
- Bước 1: Xây dựng chính sách an toàn thực phẩm
- Bước 2: Lên kế hoạch quản lý an toàn thực phẩm
- Bước 3: Triển khai thực hiện kế hoạch an toàn thực phẩm
- Bước 4: Đánh giá kết quả và hành động khắc phục
- Bước 5: Xem xét của lãnh đạo
Mọi thắc mắc liên quan tới tiêu chuẩn ISO 22000 hoặc dịch vụ chứng nhận ISO 22000, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo thông tin dưới đây:
- Số hotline: 0969.555.610
- Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Email:sales@sps.org.vn
- Website: https://sps.org.vn/