Hỗ trợ doanh nghiệp Ninh Bình nâng cao giá trị cho sản phẩm OCOP
Nhằm nâng cao việc bảo vệ an toàn sản phẩm địa phương sản xuất thì mới đây tỉnh Ninh Bình có triển khai đẩy mạnh việc triển khai áp dụng truy xuất nguồn gốc (TXNG) cho sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP tại các địa phương
Đây là một định hướng được triển khai áp dụng từ ngay năm 2021. Theo kế hoạch 08/KH-UBND – Thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống TXNG” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Với những bộ tiêu chuẩn cụ thể và quan trọng giúp từ giờ đến năm 2025 toàn bộ Tỉnh Ninh Bình có xây dựng chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong việc xây dựng hệ thống TXNG, ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa tham gia vào Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn (OCOP) của tỉnh.
Mới đây theo chia sẻ của Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Ninh Bình thì nhằm đẩy mạnh hoạt động này thì tỉnh Ninh Bình đã cho ban hành Kế hoạch số 08/KH-UBND thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống TXNG trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”.

Theo kế hoạch này sẽ triển khai tập trung vào việc giải quyết các nhóm giải pháp thông tin tuyên truyền và nâng cao hơn nữa những nhận thức đối với các đối tượng có liên quan cũng như hỗ trợ các hoạt động TXNG cho các dòng sản phẩm đặc thù và chủ lực. Sản phẩm OCOP của các địa phương hang năm sẽ cùng phối hợp với Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia thực hiện các hoạt động tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức về TXNG. Cho đến nay thì Sở KH&CN đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Nghị quyết triển khai hỗ trợ về hoạt động TXNG và Sở KH&CN đã triển khai hai nhiệm vụ Xây dựng mô hình áp dụng hệ thống TXNG cho sản phẩm cơm cháy và một số sản phẩm thảo dược của tỉnh Ninh Bình.
Với những báo cáo của địa phương như trên thì địa bàn của tỉnh Ninh Bình có đến gần 20 cơ sở sản xuất mặt hang cơm cháy. Với sản lượng đạt khoảng gần 400 tấn một năm. Với những cơ sở này sẽ chủ yếu là do các doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và nhỏ. Ninh Bình có định hướng quản lý và phát triển đặc sản cơm cháy của địa phương theo chuỗi từ việc hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu đến chế biến
Đề cập đến việc đưa sản phẩm cơm cháy của tỉnh Ninh Bình thành mô hình thí điểm TXNG, ông Thắng cho biết, xuất phát từ yêu cầu và thực tiễn phát triển sản phẩm cơm cháy Ninh Bình, năm 2022 UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định số 530/QĐ-UBND phê duyệt danh mục nhiệm vụ KH&CN, trong đó nhiệm vụ “Xây dựng mô hình áp dụng hệ thống TXNG cho sản phẩm cơm cháy của tỉnh Ninh Bình” theo tiêu chuẩn quốc gia, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. Đây sẽ là mô hình thí điểm cho các mô hình sản xuất cơm cháy tiêu biểu khác tại địa phương. Nhiệm vụ được giao trực tiếp cho Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia – đơn vị được Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giao đầu mối, chủ trì chuyên môn triển khai Đề án 100 có trách nhiệm thực hiện.
Theo VietQ.vn