Một số câu hỏi kiểm tra nhận thức ISO 22000
Để xác định khả năng nhận thức về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO của một cá nhân, phòng/ban, đơn vị thì doanh nghiệp có thể sử dụng Một số câu hỏi kiểm tra nhận thức ISO 22000.
Table of Contents
NHẬN THỨC LÀ GÌ?
Nhận thức là quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm, giác quan. Nhận thức bao gồm tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, ước lượng, sự lý luận, tính toán, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.
KHÁI QUÁT VỀ TIÊU CHUẨN ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 22000 bao gồm các yêu cầu để xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được công nhận quốc tế. Tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản mới nhất có tất cả 10 điều khoản được thiếp lập theo cấp trúc bậc cao (HLS). Để áp dụng thành công tiêu chuẩn, tất cả các tổ chức, doanh nghiệp phải tham gia đào tạo nhận thức về ISO 22000.
MỤC ĐÍCH CỦA CÂU HỎI KIỂM TRA NHẬN THỨC ISO 22000
Xây dựng và áp dụng các câu hỏi kiểm tra nhận thức ISO 22000 nhằm:
- Sử dụng để đánh giá hiệu quả của khóa đào tạo nhận thức ISO 22000
- Thúc đẩy người học có ý thức và nghiêm túc hơn trong quá trình đào tạo tiêu chuẩn
- Kiểm tra mức độ hiểu biết về tiêu chuẩn ISO 22000:2018
- Xác định những lỗ hổng còn tồn tại trong nhận thức về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
- Căn cứ vào kết quả của bài kiểm tra nhận thức ISO 22000:2018, đề xuất các phương thức và phương án khắc phục hoặc cải tiến hiệu quả của hoạt động đào tạo nhận thức ISO
MỘT SỐ CÂU HỎI KIỂM TRA NHẬN THỨC ISO 22000
Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm về ISO 22000:2018:
- Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 22000 là:
- ISO 22000:2010
- ISO 22000:2013
- ISO 22000:2015
- ISO 22000:2018
- Tiêu chuẩn ISO 22000 áp dụng theo chu trình PDCA gồm các bước theo thứ tự nào sau đây:
- Hoạch định, kiểm tra, thực hiện, hành động
- Thực hiện, kiểm tra, hoạch định, hành động
- Hoạch định, thực hiện, hành động, kiểm tra
- Hoạch định, thực hiện, kiểm tra, hành động
- Tư duy dựa trên rủi ro áp dụng theo ISO 22000:2018 nhằm mục đích:
- Giúp tổ chức xác định những yếu tố có thể là nguyên nhân khiến các quá trình chệch khỏi kết quả hoạch định
- Giúp tổ chức xác định các yếu tố có thể là nguyên nhân khiến Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của tổ chức chệch khỏi kết quả đã hoạch định
- Giúp tổ chức kiểm soát và phòng ngừa nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực, tận dụng tối đa cơ hội khi chúng xuất hiện
- Cả 3 ý trên
- Các nguyên tắc quản lý chất lượng trong ISO 22000 bao gồm:
- Hướng vào khách hàng – Sự lãnh đạo – Tiếp cận theo quá trình – Cải tiến
- Hướng vào khách hàng – Sự lãnh đạo – Sự tham gia của mọi người – Quyết định dựa trên bằng chứng – Quản lý mối quan hệ
- Hướng vào khách hàng – Sự lãnh đạo – Sự tham gia của mọi người – Tiếp cận theo quá trình – Cải tiến
- Hướng vào khách hàng – Sự lãnh đạo – Sự tham gia của mọi người – Tiếp cận theo quá trình – Cải tiến – Quyết định dựa trên bằng chứng – Quản lý mối quan hệ
- Ý nào dưới đây đúng nhất về lợi ích của cách tiếp cận theo quá trình trong Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của ISO 22000:2018?
- Xem xét các quá trình về mặt giá trị gia tăng và giúp hiểu, nhất quán trong việc đáp ứng các yêu cầu.
- Xem xét các quá trình về mặt giá trị gia tăng và đạt được kết quả thực hiện quá trình một cách có hiệu lực.
- Hiểu, nhất quán trong việc đáp ứng các yêu cầu và cải tiến các quá trình trên cơ sở đánh giá dữ liệu, thông tin.
- Cả 3 ý trên
- Ý nào sau đây đúng nhất về đối tượng áp dụng ISO 22000:2018?
- Áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Áp dụng với tất cả doanh nghiệp tại Việt Nam, không phân biệt về quy mô, không phân biệt về loại hình.
- Áp dụng với tất cả tổ chức tại Việt Nam và thế giới, không phân biệt về quy mô, không phân biệt về loại hình.
- Áp dụng với tất cả tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm, không phân biệt về loại hình, không phân biệt về quy mô hay dịch vụ, sản phẩm cung cấp.
- Xác định bối cảnh của tổ chức bao gồm:
- Các vấn đề nội bộ và vấn đề bên ngoài liên quan tới mục đích, định hướng chiến lược của tổ chức có ảnh hưởng tới khả năng đạt mục tiêu của tổ chức
- Các vấn đề nội bộ và vấn đề bên ngoài có ảnh hưởng tới khả năng tổ chức đạt được kết quả dự kiến của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
- Các vấn đề nội bộ và vấn đề bên ngoài bao gồm yếu tố hoặc điều kiện tích cực, tiêu cực cần cho việc xem xét bối cảnh của tổ chức.
- Các vấn đề bao gồm vấn đề bên ngoài và bên trong nội bộ liên quan tới mục đích, định hướng chiến lược của tổ chức.
- Yêu cầu với Chính sách an toàn thực phẩm là:
- Luôn sẵn có và được duy trì bằng thông tin dạng văn bản.
- Được truyền đạt, được thấu hiểu và được thực hiện trong tổ chức.
- Luôn sẵn có cho các bên quan tâm liên quan, khi thích hợp.
- Cả 3 ý trên
- Nguồn lực theo ISO 22000:2018 bao gồm:
- Con người, tri thức và cơ sở hạ tầng
- Con người, tri thức và môi trường cho việc thực hiện các quá trình
- Con người, nguồn lực theo dõi, đo lường và môi trường cho việc thực hiện các quá trình
- Con người, tri thức, cơ sở hạ tầng, nguồn lực theo dõi, đo lường và môi trường cho việc thực hiện các quá trình
- Quy trình nào sau đây KHÔNG thuộc Quy trình bắt buộc theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000?
- Quy trình kiểm soát hồ sơ
- Quy trình bảo vệ máy móc và thiết bị đo
- Quy trình đánh giá nội bộ
- Quy trình hành động khắc phục
>>> Xem thêm: Download tài liệu ISO 22000:2018 tiếng Việt PDF
Mọi thắc mắc liên quan tới tiêu chuẩn ISO 22000 hoặc dịch vụ chứng nhận ISO 22000, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo thông tin dưới đây:
- Số hotline: 0969.555.610
- Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Gmail: sales@sps.org.vn
- Website: https://sps.org.vn/