Sổ tay an toàn–sức khỏe–môi trường làm việc theo ISO 45001
Đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động trong doanh nghiệp hiện nay là vấn đề quan trọngd được dặt lên hàng đầu. Ngày càng nhiều doanh nghiệp chú trọng vào vấn đề này và có các kế hoạch đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp. Sổ tay an toàn–sức khỏe–môi trường là nội dung được nhiều tổ chức, doanh nghiệp quan tâm hiện nay, nhất là với những đơn vị có nhu cầu hoặc đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Bài viết này SPS Cert sẽ đi cùng bạn tìm hiểu về sổ tay an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
Table of Contents
SỔ TAY AN TOÀN-SỨC KHỎE-MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TIẾNG ANH LÀ GÌ?
Sổ tay an toàn–sức khỏe–môi trường làm việc trong tiếng Anh là “Occupational Health and Safety Management SystOHSMS”, viết tắt là “OHSMS Manual”. Sổ tay an toàn – sức khỏe – môi trường làm việc là một cuốn tài liệu mô tả Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của tổ chức. Trong đó có các nội dung về chính sách an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, mục tiêu an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, cam kết an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, sơ đồ tổ chức, trách nhiệm, quyền hạn và những quy trình hoạt động chính của tổ chức liên quan tới vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG SỔ TAY ISO 45001
-
Phạm vi Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS)
Phạm vi của Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp xác định các hạn chế của OHSMS trong tổ chức của bạn. Mục đích của việc xác định phạm vi là làm rõ ranh giới của tổ chức mà OHSMS sẽ áp dụng. Điều này đặc biệt quan trọng cho viêc xây dựng và kiểm soát hệ thống.
-
Chính sách an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
Việc xây dựng chính sách an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nhằm lập thành văn bản những định hướng nhằm ngăn ngừa thương tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đáp ứng tiêu chuẩn ISO 45001, tuân thủ bất kỳ yêu cầu pháp lý hiện hành nào về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và liên tục cải thiện OHSMS. Chính sách cung cấp hướng dẫn cho các nhân viên của công ty, truyền đạt mục tiêu về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của công ty. Một số công ty đăng các thông tin về chính sách an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại nơi làm việc như một lời nhắc nhở về các mục tiêu an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của công ty cho tất cả nhân viên.
-
Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn
Mặc dù phần lớn vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của những đối tượng tham gia vào các quy trình xây dựng Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có thể được ghi lại trong tài liệu dành riêng cho mỗi quy trình nhưng một số trách nhiệm tổng thể có thể không được nắm bắt. Bởi vậy mà Sổ tay an toàn sức khỏe môi trường làm việc phải nêu rõ cơ cấu, bộ máy tổ chức, trách nhiệm quyền hạn của các đối tượng có liên quan, đặc biệt là của Ban lãnh đạo và Trưởng các phòng/ban, bộ phận, đơn vị có liên quan tới vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
-
Các yếu tố OHSMS và mối quan hệ của chúng
Mỗi tổ chức có một đặc thù riêng vì vậy mà các quy trình, thủ tục và các tương tác diễn ra trong Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cũng khác nhau. Vì vậy, Sổ tay an toàn sức khỏe & môi trường làm việc phải thể hiện được các yếu tố chính trong OHSMS cụ thể của tổ chức và làm rõ chúng tương tác với nhau như thế nào? Điều này có thể được thể hiện một cách đơn giản bằng cách xây dựng biểu đồ.
>> Xem thêm: Nội dung tiêu chuẩn ISO 45001 theo TCVN ISO 45001:2018
MẪU SỔ TAY AN TOÀN-SỨC KHỎE-MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ISO 45001
Với mỗi tổ chức khác nhau sẽ có sự khác biệt về nội dung chi tiết trong Sổ tay an toàn sức khỏe & môi trường làm việc. Dưới đây là mẫu cấu trúc Sổ tay an toàn sức khỏe môi trường làm việc, Quý Doanh nghiệp có thể tham khảo:
Sổ tay an toàn sức khỏe môi trường làm việc
Phần I. Giới thiệu Sổ tay an toàn–sức khỏe–môi trường làm việc
- Mục đích
- Phạm vi áp dụng
- Tài liệu viện dẫn
- Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt
Phần II. Giới thiệu về tổ chức
- Thông tin cơ bản (Tên, Địa chỉ, Liên hệ,…)
- Lịch sử hình thành và phát triển
- Lĩnh vực hoạt động
- Các thành tích đạt được
- Cơ cấu tổ chức
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Phần III. Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
- Mô hình Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
- Hệ thống văn bản
- Danh mục các quy trình trong Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
- Bối cảnh của tổ chức
- Vai trò của lãnh đạo
- Hoạch định Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
- Hỗ trợ
- Vận hành Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
- Đánh giá kết quả thực hiện
- Cải tiến Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
SỔ TAY AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP CÓ PHẢI LÀ TÀI LIỆU BẮT BUỘC THEO ISO 45001:2018 KHÔNG?
Sổ tay an toàn sức khỏe môi trường làm việc thuộc nhóm tài liệu cần thiết nhưng không bắt buộc. Dù vậy, với những lợi ích thiết thực mà tài liệu này đem lại thì việc xây dựng Sổ tay an toàn và sức khỏe nghề nghiệp vẫn được khuyến khích trong mọi tổ chức, doanh nghiệp khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018.
>> Xem thêm: Tài liệu EHS theo ISO 45001 – Môi trường, sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
—————————————————————————————————-
Để được hướng dẫn xây dựng Sổ tay an toàn sức khỏe môi trường làm việc hoặc chứng nhận ISO 45001, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với SPS theo thông tin dưới đây:
- Số hotline: 0969.555.610
- Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Email:sales@sps.org.vn
- Website: https://sps.org.vn/