Tiêu chuẩn MSC CoC – Quy trình giám sát nguồn gốc Thủy sản
Tiêu chuẩn MSC CoC về Giám sát nguồn gốc Thủy sản là tiêu chuẩn hữu ích mà mọi doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng thủy sản nên tìm hiểu.
Table of Contents
MSC LÀ GÌ?
“MSC” là tên gọi tắt của “Hội đồng Quản lý Hàng hải” (Marine Stewardship Council). Đây là một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận. Tổ chức MSC sử dụng chương trình chứng nhận thủy sản và nhãn điện tử của mình để đóng góp vào sức khỏe của các đại dương trên thế giới bằng cách công nhận và khen thưởng các phương pháp đánh bắt bền vững, ảnh hưởng đến lựa chọn của mọi người khi mua hải sản và làm việc với các đối tác của tổ chức để chuyển đổi thị trường thủy sản sang hướng phát triển bền vững.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN MSC
Hội đồng Quản lý Hàng hải MSC ban hành một hệ thống các tiêu chuẩn bao gồm:
- Tiêu chuẩn nghề cá MSC (MSC Fisheries Standard): Được sử dụng để đánh giá liệu hoạt động thủy sản của một doanh nghiệp có được quản lý tốt và bền vững hay không.
- Tiêu chuẩn Quy trình giám sát nguồn gốc Thủy sản (MSC Chain of Custody Standard – MSC CoC): Được sử dụng để đánh giá sản phẩm thủy sản, đảm bảo rằng các sản phẩm có thể truy xuất nguồn gốc và tách biệt khỏi các sản phẩm không được chứng nhận.
- Tiêu chuẩn rong biển ASC-MSC (ASC-MSC Seaweed Standard): Được sử dụng để đánh giá hoạt động nuôi trồng, sản xuất, thu hoạch rong biển bền vững với môi trường và có trách nhiệm với xã hội.
Bài viết này sẽ tập trung tìm hiểu tiêu chuẩn MSC CoC về Giám sát nguồn gốc thủy sản.
LỢI ÍCH KHI CHỨNG NHẬN MSC-COC LÀ GÌ?
MSC-CoC tạo lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, giúp mở rộng được thị trường, nâng cao uy tín và lợi nhuận. Cụ thể:
- Chứng nhận FSC-CoC là bằng chứng chứng minh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với con người và xã hội.
- Áp dụng tiêu chuẩn MSC góp phần bảo vệ môi trường và nguồn sinh thái một cách tốt nhất.
- Việc tuân thủ các nguyên tắc MSC giúp doanh nghiệp giảm thiểu lãng phí và khai thác các nguồn tài nguyên thủy sản một cách bền vững nhất.
- Logo MSC và nhãn dán trên sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng nhận biết được các tổ chức, doanh nghiệp hay sản phẩm ủng hộ chương trình giám sát nguồn gốc sản phẩm thủy sản. Giúp nâng cao danh tiếng và độ uy tín của thương hiệu
- Các sản phẩm được gắn nhãn MSC có giá trị kinh tế cao hơn khoảng 20 – 30% so với các sản phẩm thông thường, giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận.
CÁC PHIÊN BẢN CỦA TIÊU CHUẨN MSC COC
- Tiêu chuẩn MSC CoC phiên bản 1.0 (Tháng 08/2000)
- Tiêu chuẩn MSC CoC phiên bản 2.0 (Tháng 08/2005)
- Tiêu chuẩn MSC CoC phiên bản 2.1 (Ngày 01/05/2010)
- Tiêu chuẩn MSC CoC phiên bản 3.0 (Ngày 15/08/2011)
- Tiêu chuẩn MSC CoC phiên bản 4.0 (Ngày 20/02/2015)
Tính tới thời điểm hiện tại, MSC CoC 4.0 là phiên bản mới nhất của Tiêu chuẩn về Giám sát nguồn gốc thủy sản, phiên bản này chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 09 năm 2015.
TỔ CHỨC NÀO THUỘC PHẠM VI CỦA TIÊU CHUẨN MSC COC?
Bất kỳ tổ chức nào kinh doanh hoặc xử lý các sản phẩm từ một ngư trường hoặc trang trại đã được chứng nhận đều có đủ điều kiện để được chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC). Chứng nhận CoC là một yêu cầu đối với mỗi tổ chức trong chuỗi cung ứng có quyền sở hữu hợp pháp các sản phẩm đã chứng nhận và có yêu cầu xác nhận một nguồn đã chứng nhận, cho đến khi các sản phẩm được đóng gói trong bao bì chống hàng giả đưa tới tận tay người tiêu dùng.
CÁC QUY TẮC CỦA TIÊU CHUẨN MSC COC LÀ GÌ?
-
Các sản phẩm đã chứng nhận được mua từ các nguồn cung ứng đã chứng nhận
- Tổ chức phải có quy trình thích hợp để đảm bảo tất cả các sản phẩm đã chứng nhận đều được mua từ các nguồn cung ứng đã chứng nhận.
- Các tổ chức xử lý thực tế các sản phẩm phải có quy trình thích hợp để xác nhận tình trạng chứng nhận của các sản phẩm khi nhận hàng.
- Các tổ chức có sản phẩm đã chứng nhận trữ trong kho tại thời điểm đánh giá chứng nhận lần đầu phải chứng minh được rằng các sản phẩm đó được mua từ một nguồn cung ứng đã được chứng nhận và tuân thủ tất cả các mục có liên quan trong tiêu chuẩn trước khi được bán ra dưới dạng các sản phẩm đã chứng nhận.
-
Các sản phẩm đã chứng nhận phải nhận diện được
- Các sản phẩm đã chứng nhận phải được nhận diện là đã chứng nhận trong tất cả các khâu mua hàng, nhận hàng, lưu kho, xử lý, đóng gói, dán nhãn, bán và giao hàng.
- Nếu các sản phẩm được bán dưới dạng đã chứng nhận thì cần phải nhận diện được tình trạng chứng nhận trên mô tả sản phẩm trong hoá đơn tương ứng, trừ khi tất cả các sản phẩm trên hoá đơn đều đã được chứng nhận.
- Tổ chức phải vận hành một hệ thống để đảm bảo việc đóng gói, dán nhãn và các nguyên liệu khác được nhận diện tình trạng chứng nhận chỉ được sử dụng cho các sản phẩm đã chứng nhận.
- Tổ chức chỉ được quảng cáo các sản phẩm là đã được chứng nhận hoặc sử dụng nhãn sinh thái, logo hoặc (các) nhãn hiệu khác nếu đã được cho phép theo các điều khoản của thoả thuận cấp phép (ecolabel@msc.org).
-
Các sản phẩm đã chứng nhận phải được tách biệt
- Không được thay thế các sản phẩm đã chứng nhận bằng các sản phẩm chưa chứng nhận.
- Không được trộn lẫn các sản phẩm đã chứng nhận và chưa chứng nhận nếu tổ chức muốn xác nhận các sản phẩm đã chứng nhận, ngoại trừ một số trường hợp theo quy định
- Không được trộn lẫn các sản phẩm đã chứng nhận theo các chương trình chứng nhận đã được công nhận khác nhau cùng áp dụng MSC CoC nếu tổ chức muốn bán sản phẩm dưới dạng đã được chứng nhận, ngoại trừ một số trường hợp theo quy định
-
Các sản phẩm đã chứng nhận có thể truy xuất nguồn gốc và khối lượng sản phẩm được ghi lại
- Tổ chức phải lập hệ thống truy xuất nguồn gốc
- Hồ sơ truy xuất nguồn gốc phải tương ứng với sản phẩm đã chứng nhận tại mọi khâu từ mua đến bán, bao gồm khâu nhận hàng, xử lý, vận chuyển, đóng gói, lưu kho và giao hàng.
- Hồ sơ về các sản phẩm đã chứng nhận phải chính xác, hoàn thiện và chưa được sửa chữa gì.
- Tổ chức phải lưu giữ các hồ sơ cho phép tính toán số lượng các sản phẩm đã chứng nhận đã mua và bán (hoặc đã nhận và giao)
- Nếu xảy ra trường hợp xử lý hoặc đóng gói/đóng gói lại thì các hồ sơ phải cho phép tính toán tỷ lệ chuyển đổi đối với các đầu ra đã chứng nhận từ các đầu vào đã chứng nhận trên bất kỳ lô hàng hoặc khoảng thời gian nào.
- Tổ chức chỉ được bán dưới dạng đã chứng nhận các sản phẩm thuộc phạm vi chứng nhận.
-
Tổ chức có hệ thống quản lý
- Yêu cầu quản lý và đào tạo
- Yêu cầu báo cáo những thay đổi
- Yêu cầu cho nhà thầu phụ, vận chuyển và chế biến theo hợp đồng
- Yêu cầu với sản phẩm không phù hợp
- Yêu cầu về khả năng truy xuất nguồn gốc và đảm bảo về chuỗi cung ứng
- Yêu cầu cụ thể về sản phẩm đang được đánh giá thẩm định
————————————————————————————————————————————–
Nếu muốn biết thêm thông tin về Tiêu chuẩn MSC CoC, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với SPS theo thông tin dưới đây:
- Số hotline: 0969.555.610 / 0914.791.188
- Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Email: sales@sps.org.vn
- Website: https://sps.org.vn/
✅ Dịch vụ trọn gói | 🔴 SPS CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng ! |
✅ Dịch vụ chuyên nghiệp | 🔴 Với chuyên gia giàu kinh nghiệm, SPS cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng |
✅ Nhận chứng chỉ nhanh | 🔴 Mạng lưới rộng khắp ba miền, khách hàng sẽ nhận được dịch vụ nhanh chóng |
✅ Chi phí thấp | ☎️ 0969.555.610 |