Chứng nhận BSCI - Chứng nhận Được Công nhận Toàn cầu

Chứng nhận BSCI – Chứng nhận Được Công nhận Toàn cầu

5/5 - (1 bình chọn)

Bộ quy tắc ứng xử BSCI (Business Social Compliance Initiative) là tiêu chuẩn dùng để đánh giá cũng như tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh. BSCI làm nền tảng cốt lõi cho các tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cần đáp ứng cũng như tuân thủ nhằm mục tiêu cải thiện điều kiện làm việc của người lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu trên thế giới. BSCI là nền tảng cốt lỗi mà các tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng tuân thủ nhằm làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường; tăng năng suất lao động, giúp giảm chi phí và cải thiện điều kiện làm việc cũng như sức khỏe của người lao động, ổn định nhân sự…

chứng nhận BSCI
chứng nhận BSCI

BSCI LÀ GÌ ?

Theo tìm hiểu thì BSCI là tên viết tắt của Business Social Compliance Initiative – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ Trách nhiệm Xã Hội trong Kinh doanh. Đây là một hệ thống chuỗi Quản lý cung ứng hàng đầu với mục đích nhằm thiết lập một diễn đàn chung cho các bộ quy tắc ứng xử cũng như một hệ thống giám sát ở Châu Âu về trách nhiệm xã hội của Doanh Nghiệp.

Đây là một bộ quy tắc với 11 yêu cầu mà các doanh nghiệp tham gia BSCI cam kết từng bước thực hiện trong chuỗi cung ứng của họ. BSCI hài hòa với các bộ tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và các tuyên bố quan trọng khác của Liên Hiệp Quốc, hướng dẫn của OECD cho các doanh nghiệp đa quốc gia, các tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe nghề nghiệp & môi trường và Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc.

DỊCH VỤ ĐÁNH GIÁ BSCI LÀ GÌ?

Đánh giá BSCI là hoạt động do tổ chức đánh giá một Doanh Nghiệp theo các yêu cầu và điều khoản của tiêu chuẩn BSCI về Trách nhiệm xã hội.

Báo cáo BSCI là kết quả đầu ra của hoạt động đánh giá BSCI sau khi tổ chức đánh giá xác định Doanh Nghiệp đã hoàn tất các hành động khắc phục theo đúng yêu cầu.

dịch vụ trách nhiệm xã hội BSCI
dịch vụ trách nhiệm xã hội BSCI

AI CẦN ĐÁNH GIÁ BSCI?

Tất cả các tổ chức, Doanh Nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực, với mọi quy mô đều cần đánh giá chứng nhận BSCI để chứng minh việc tuân thủ các yêu cầu của Tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội.

11 NGUYÊN TẮC CỦA BSCI CHO DOANH NGHIỆP

  • Quyền Tự do lập Hiệp hội và Quyền đàm phán tập thể
Mỗi nhân sự trong công ty đều có quyền thành lập, gia nhập vào tổ chức công đoàn do họ lựa chọn và có quyền thương lượng tập thể với chủ doanh nghiệp, lãnh đạo cấp trên.
  • Không phân biệt đối xử
Trong bộ quy tắc ứng xử BSCI, doanh nghiệp cần đảm bảo không có sự phân biệt đối xử, khai trừ hay ưu tiên đặc biệt nào trong việc tuyển dụng, thù lao, đào tạo, thăng chức, chấm dứt hợp đồng hoặc nghỉ hưu dựa trên giới tính, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc, đẳng cấp, ngày sinh, nền tảng xã hội, khuyết tật, nguồn gốc dân tộc và quốc gia,
dịch vụ trách nhiệm xã hội BSCI
Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội
  • Thù lao công bằng
Doanh nghiệp phải tuân thủ mức lương tối thiểu do chính phủ quy định hoặc các tiêu chuẩn ngành đã được phê duyệt trên cơ sở thương lượng tập thể, để công nhân có cuộc sống đầy đủ, lo được cho bản thân và gia đình.
  • Giờ công làm việc xứng đáng
Không bắt buộc người lao động làm việc nhiều hơn 48 giờ/ tuần. Những trường hợp ngoại lệ do ILO quy định được phép vượt quá số giờ làm nhưng phải có sự đồng ý từ phía người lao động và họ phải được trả công xứng đáng, được trả với mức phí cao hơn 125% so với tỷ lệ thông thường. Đồng thời, giờ công làm thêm cũng cần đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.
  • Sức khỏe và an toàn lao động
Bộ quy tắc ứng xử BSCI cũng yêu cầu doanh nghiệp tôn trọng quyền được hưởng các điều kiện sống và làm việc lành mạnh của người lao động. Những cá nhân dễ bị tổn thương như lao động trẻ, phụ nữ mới sinh và những người khuyết tật sẽ nhận được sự bảo vệ đặc biệt.
  • Không sử dụng lao động trẻ em
Không tuyển dụng trực tiếp hoặc gián tiếp người lao động dưới 15 tuổi. Doanh nghiệp phải xác minh độ tuổi lao động trong quá trình tuyển dụng. Nguyên tắc này nhằm mục đích bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bóc lột.
  • Bảo vệ đặc biệt đối với lao động trẻ tuổi
Đảm bảo rằng những người trẻ tuổi không làm việc vào ban đêm và họ được bảo vệ trước các điều kiện làm việc có hại cho sức khỏe, sự an toàn, đạo đức và sự phát triển của họ.
  • Không cung cấp việc làm tạm thời
Doanh nghiệp phải ký hợp đồng với người lao động theo quy định của pháp luật, không cung cấp việc làm tạm thời. Cung cấp đầy đủ thông tin về quyền, trách nhiệm và điều kiện làm việc cho người lao động trước khi họ bắt đầu làm việc, bao gồm: thời gian làm việc, trợ cấp, thù lao, ngày nghỉ phép, chế độ bảo hiểm…
  • Không sử dụng lao động lệ thuộc
Doanh nghiệp không được tham gia vào bất kỳ hình thức nô dịch, ép buộc, ngoại giao, nhận ủy thác, buôn bán hoặc lao động không tự nguyện. Doanh nghiệp có thể bị coi là đồng lõa nếu họ hưởng lợi từ việc sử dụng các hình thức tuyển dụng trái phép.
  • Bảo vệ môi trường
Doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp tránh làm suy thoái môi trường, hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của quá trình kinh doanh, sản xuất tới môi trường. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có đánh giá các mối nguy và có biện pháp phòng ngừa, xử lý hiệu quả khi có tác động xấu xảy ra.
  • Hành vi kinh doanh có đạo đức
Không tham gia vào bất kỳ hành vi tham nhũng, tống tiền hoặc tham ô nào, cũng không phải dưới bất kỳ hình thức hối lộ nào – bao gồm nhưng không giới hạn – hứa hẹn, đề nghị, cho hoặc nhận của bất kỳ khoản tiền không phù hợp hoặc động cơ khác.
dịch vụ trách nhiệm xã hội BSCI
dịch vụ trách nhiệm xã hội BSCI

LỢI ÍCH KHI ĐƯỢC CHỨNG NHẬN BSCI LÀ GÌ?

  • Đánh giá BSCI đáp ứng yêu cầu của pháp luật về trách nhiệm xã hội
  • Đảm bảo tính minh bạch trong việc giám sát chuỗi cung ứng
  • Thiết lập môi trường làm việc an toàn, lành mạnh
  • Quản lý, giảm thiểu, loại bỏ các rủi ro có thể xảy ra cho chuỗi cung ứng
  • Tiết kiệm chi phí xử lý rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây nên
  • Tạo điều kiện để người lao động yên tâm làm việc
  • Cải thiện năng suất lao động và chất lượng sản phẩm
  • Nâng cao uy tín thương hiệu
  • Trở thành doanh nghiệp tuân thủ trách nhiệm xã hội
  • Thuận lợi xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa sang các thị trường khó tính như châu Âu, châu Mỹ

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH GIÁ BSCI?

  • Bước 1: Khai báo các thông tin để đăng ký đánh giá BSCI
  • Bước 2: Tiến hành tự đánh giá theo hướng dẫn của tổ chức BSCI
  • Bước 3: Ký kết hợp đồng đánh giá BSCI và chuẩn bị cho đánh giá chính thức
  • Bước 4: Đánh giá hiện trường cơ sở
  • Bước 5: Thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình liên quan tới việc áp dụng BSCI
  • Bước 6: Cấp báo cáo BSCI có hiệu lực căn cứ vào xếp loại báo cáo (Loại A và B – 2 năm; Loại C – D – E 1 năm)
  • Bước 7: Tái đánh giá BSCI sau khi báo cáo hết hiệu lực.

>> Xem thêm: Hướng dẫn khắc phục BSCI

CHI PHÍ ĐÁNH GIÁ BSCI LÀ BAO NHIÊU?

Doanh Nghiệp có địa điểm (số nơi đăng ký đánh giá), quy mô (số nhân sự tại điểm đánh giá), phạm vi (lĩnh vực hoạt động) và yêu cầu khác nhau sẽ có chi phí đánh giá BSCI khác nhau. Về cơ bản, chi phí đánh giá BSCI bao gồm các khoản sau:

  • Chi phí đăng ký đánh giá
  • Chi phí đánh giá chính thức
  • Chi phí cấp báo cáo

Quý Doanh Nghiệp hãy liên hệ trực tiếp với SPS để được nhận báo phí ưu đãi nhất với nhiều khác đi kèm như:

  • 1 Khóa đào tạo miễn phí An toàn lao động cho Doanh Nghiệp
  • 1 Khóa học Public miễn phí về tiêu chuẩn
  • 1 buổi đánh giá thử miễn phí trước khi tiến hành đánh giá chính thức
  • Được quảng bá thương hiệu tại các trang truyền thông của SPS

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

  • Để đánh giá BSCI, Doanh Nghiệp cần hoàn thành điều kiện bắt buộc gì?

Doanh Nghiệp cần có một đơn vị đã là thành viên của tổ chức BSCI giới thiệu vào bằng cách tạo Request trên hệ thống thì mới đánh giá được.

  • Trường hợp nào không thể đánh giá được BSCI?

Doanh Nghiệp cần có một đơn vị đã là thành viên của tổ chức BSCI giới thiệu vào bằng cách tạo Request trên hệ thống thì mới đánh giá được.

  • Thế nào là tổ chức đánh giá BSCI uy tín?

Tổ chức đánh giá BSCI uy tín là tổ chức hoạt động độc lập với đơn vị đăng ký đánh giá (bên thứ ba), có giấy phép hoạt động hợp pháp và là thành viên được các diễn đàn, hiệp hội liên quan đến lĩnh vực đánh giá quốc tế công nhận. Những đơn vị đáp ứng các điều kiện trên được trao quyền thực hiện đánh giá BSCI. SPS sẽ giúp Doanh Nghiệp lựa chọn những đơn vị như vậy.

  • Có cần phải thuê đơn vị tư vấn BSCI không?

Không có quy định nào bắt buộc Doanh Nghiệp phải thuê đơn vị tư vấn nhưng việc nhờ tới sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn sẽ giúp Doanh Nghiệp rút ngắn được thời gian áp dụng và đánh giá tiêu chuẩn một cách hiệu quả.

  • Có thể đánh Remote được trong tình hình dịch Covid phức tạp không?

Doanh Nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn hình thức đánh giá BSCI trực tuyến – Remote trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

>> Xem thêm: Sổ tay hướng dẫn hệ thống BSCI

Những con số trên có thể xem như minh chứng cho thấy sự tin tưởng của Khách Hàng đối với dịch vụ của SPS CERT.

Để biết thêm thông tin chi tiết Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo thông tin dưới đây:

  • Số hotline: 0969.555.610 / 0914.791.188
  • Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Email: sales@sps.org.vn
  • Website: https://sps.org.vn/
 
✅⭐ Dịch vụ trọn gói 🔴 SPS CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng !
✅⭐ Dịch vụ chuyên nghiệp 🔴 Với chuyên gia giàu kinh nghiệm, SPS cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng
✅⭐ Nhận chứng chỉ nhanh 🔴 Mạng lưới rộng khắp ba miền, khách hàng sẽ nhận được dịch vụ nhanh chóng 
✅⭐ Chi phí thấp ☎️ 0969.555.610

 

Hà Nội

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

sales@sps.org.vn

0969.555.610

Hồ Chí Minh

Tòa nhà Thủy Lợi 4 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh

sales@sps.org.vn

0969.555.610

CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM

Chứng nhận GRS

Chứng nhận RCS

Chứng nhận OCS

Chứng nhận GOTS

 

Thông tin

Dịch vụ

  • Chứng nhận hệ thống
  • Chứng nhận sản phẩm
  • Trách nhiệm xã hội
  • Công cụ cải tiến

Fanpage

Facebook Youtube Chanel Tiktok Twitter Instagram Linkedin

error: Content is protected !!