Danh sách hóa chất cấm ZDHC MRSL là gì?
Quản lý hóa chất là hoạt động không thể thiếu trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là các hóa chất độc hại có hại cho sức khỏe con người và tác động xấu tới môi trường. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu Danh sách hóa chất cấm ZDHC MRSL là gì?
Table of Contents
ZDHC MRSL LÀ GÌ?
ZDHC MRSL là một danh sách hóa chất cấm cố ý sử dụng trong các cơ sở xử lý vật liệu dệt, da tổng hợp, da thuộc và các bộ phận trang trí trong dệt may và giày dép do tổ chức ZDHC ban hành. Danh sách này không chỉ bao gồm hóa chất chuyên dùng cho sản xuất mà còn đề cập cả tới vật tư làm sạch, máy móc chất tẩy rửa, chất bôi trơn,… được sử dụng trong cơ sở để bảo trì và hỗ trợ.
ĐẶC ĐIỂM CỦA DANH SÁCH ZDHC MRSL LÀ GÌ?
Khác với Danh mục hóa chất bị hạn chế sử dụng (RSL) đặt giới hạn cho nồng độ hóa học trong sản phẩm cuối cùng, Danh sách các chất bị hạn chế sản xuất (ZDHC MRSL) hạn chế về nồng độ đối với các chất hóa học bị cấm là không cố ý được sử dụng nhưng có thể được tìm thấy như các chất gây ô nhiễm không mong muốn trong một công thức hóa học thương mại.
ZDHC MRSL là một tài liệu linh hoạt và sẽ được cập nhật khi cần thiết để mở rộng vật liệu và quy trình được đề cập, cũng như thêm các chất cần được loại bỏ của chuỗi cung ứng.
MỤC ĐÍCH CỦA TÀI LIỆU ZDHC MRSL LÀ GÌ?
ZDHC MRSL cung cấp cho các thương hiệu và chuỗi giá trị liên quan một cách tiếp cận hài hòa để quản lý các công thức hóa học được sử dụng trong quá trình xử lý nguyên liệu thô và hoàn thiện sản phẩm trong dệt may và da giày.
Tài liệu này sẽ hỗ trợ các bên quan tâm đánh giá xem các công thức hóa học của họ có phù hợp không.
Với việc sử dụng các công thức hóa học có trong ZDHC MRSL, nhà cung cấp có thể tự đảm bảo với khách hàng rằng các hóa chất bị cấm không được sử dụng có chủ đích trong quá trình sản xuất.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỨNG MINH SỰ PHÙ HỢP VỚI DANH SÁCH ZDHC MRSL?
Có nhiều cách để đánh giá sự tuân thủ ZDHC MRSL của doanh nghiệp. các chương trình ZDHC chọn làm điều này bằng cách dựa vào các bên thứ ba cung cấp hệ thống xác nhận chứng nhận, dựa trên khái niệm quản lý dòng đầu vào và đánh giá sản phẩm, được Chương trình ZDHC công nhận và chấp nhận là đáng tin cậy.
Chương trình ZDHC sẽ xem xét các hoạt động kinh doanh và thực tiễn kinh doanh của các tổ chức áp dụng cho Chương trình ZDHC để chấp nhận sự phù hợp của ZDHC MRSL.
Công thức hóa học có chứng nhận từ các nhà cung cấp được công nhận tức là tuân thủ ZDHC MRSL. Những công thức này sau đó sẽ được liệt kê trng ZDHC Gateway – Mô-đun hóa chất.
Vẫn có một số hệ thống chứng nhận có thể hoạt động ngoài việc kiểm tra của ZDHC MRSL. Quy trình ZDHC MRSL chỉ đề cập tới việc liệu công thức hóa chất có đáp ứng yêu cầu của tài liệu ZDHC MRSL hay không.
CÁC MỨC ĐỘ TUÂN THỦ ZDHC MRSL LÀ GÌ?
-
Cấp độ 1 (Level 1) – Đánh giá hóa học được sàng lọc
- Báo cáo thử nghiệm phân tích
- Xem xét tài liệu
- Kiểm tra hóa chất để xác nhận sự phù hợp của ZDHC MRSL
-
Cấp độ 2 (Level 2) – Kiểm tra quản lý sản phẩm
Hoàn thành tuân thủ MRSL cấp độ 1
Kiểm tra quản lý sản phẩm gồm:
- Hệ thống quản lý môi trường (EMS)
- Quản lý hóa chất
- Xả nước thải
- Xử lý chất thải
- Khí thải
-
Cấp độ 3 (Level 3) – Kiểm tra tại chỗ
- Hoàn thành tuân thủ MRSL cấp độ 2
- Đến cơ sở sản xuất của nhà cung cấp hóa chất để xác minh việc quản lý sản phẩm và tuân thủ hóa chất ở cấp độ 2
VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG ZDHC MRSL LÀ GÌ?
-
Nhóm quản lý ZDHC
Nhóm quản lý ZDHC hoặc người được chỉ định có vai trò và trách nhiệm lựa chọn cũng như chấp nhận chứng nhận của bên thứ ba độc lập – là những cơ quan xem xét các công thức hóa học. Thực tế chương trình ZDHC cũng đang cung cấp một hệ thống để trợ giúp thương hiệu và chuỗi cung ứng để các doanh nghiệp có thể tìm thấy bên thứ ba đáng tin cậy trong việc chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của ZDHC MRSL.
Chương trình ZDHC sẽ không xem xét hoặc xác nhận các công thức hóa học để xác định sự phù hợp của chúng với ZDHC MRSL, đây thuộc về vai trò của các cơ quan chứng nhận bên thứ ba.
Chương trình ZDHC cũng không nói cụ thể với bên chứng nhận những gì họ phải làm và làm thế nào để kiểm tra công thức hóa học. Các quyết định về cách thức chứng nhận được trao là trách nhiệm của người chứng nhận.
-
Các nhà cung cấp nguyên liệu và hoàn thiện sản phẩm
Các nhà cung cấp cần sử dụng các công thức hóa học phù hợp với ZDHC MRSL và có bản cam kết, báo cáo thử nghiệm hoặc chứng nhận của bên thứ ba được chấp nhận để xác minh sự phù hợp. Nhũng đơn vị này cũng sẽ dựa vào Mô-đun hóa chất của Cổng ZDHC như một công cụ tìm nguồn cung ứng cho các công thức hóa học phù hợp với ZDHC MRSL của họ.
-
Cơ quan chứng nhận
Vai trò của các tổ chức chứng nhận là duy trì thường xuyên hệ thống chứng nhận để xem xét các công thức hóa học và cung cấp thông tin cần thiết về hệ thống chứng nhận cho ZDHC. Cơ quan chứng nhận phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định và thực hiện các phương pháp đánh giá, xác thực dữ liệu của nhà cung cấp hóa chất, nguyên liệu, các bộ phận hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu. Quy trình xác thực phải hoàn toàn minh bạch.
-
Các nhà cung cấp hóa chất
Các nhà cung cấp hóa chất sẽ độc lập quyết định xem có đăng ký các công thức của họ với Mô-đun hóa chất ZDHC Gatewway hay không và chứng nhận của bên thứ ba nào (nếu có) mà họ sẽ duy trì cho sản phẩm của mình.
ZDHC VERSION 2.0 PDF
ZDHC hiện đang dự định phát phát hành phiên bản ZDHC MRSL V3.0 và các tài liệu hướng dẫn của nó vào khoảng giữa tháng 09/2022. Tuy nhiên, trước thời điểm đó thì ZDHC Version 2.0 PDF vẫn là phiên bản mới nhất. Hãy để lại thông tin liên lạc cho SPS để được nhận tài liệu ZDHC Version 2.0 PDF miễn phí.
————————————————————————————————————————————————————-
Nếu muốn biết thêm thông tin về Danh sách hóa chất cấm ZDHC MRSL là gì?, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với SPS theo thông tin dưới đây:
- Số hotline: 0969.555.610 / 0914.791.188
- Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Email: sales@sps.org.vn
- Website: https://sps.org.vn/