Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường về bảo vệ môi trường được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nội dung đó.
Table of Contents
CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG – HIẾN PHÁP
Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 63 có quy định những chính sách cơ bản của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Chính sách môi trường của nhà nước ta được thể hiện rõ nhất trong Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT). Bộ luật này có tất cả 4 phiên bản được ban hành lần lượt vào các năm: 1993, 2005, 2014 và 2020. Luật BVMT 2020 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020, có hiệu lực ngày 01/01/2022 (Luật BVMT 2020) gồm 16 Chương và 171 Điều.
Tại Điều 5 của Luật BVMT quy định cụ thể Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường như sau:
“1. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
- Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
- Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
- Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế, và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.
- Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế – xã hội”
HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHO LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
-
Hệ thống chính sách về tiêu chí sàng lọc dự án đầu tư
Nhóm chính sách này bổ sung các quy định liên quan đến chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch bảo vệ môi trường, phân vùng môi trường, đánh giá sơ bộ tác động môi trường làm cơ sở để kiểm soát các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, định hướng, sàng lọc các dự án đầu tư phát triển nhằm chủ động phòng ngừa, kiểm soát, giảm thiểu nguy cơ xảy ra ô nhiễm, rủi ro môi trường từ các dự án, cơ sở sản xuất, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
-
Hệ thống chính sách về đánh giá tác động môi trường
Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược theo hướng bỏ quy định môi trường chiến lược đối với kế hoạch; bổ sung đánh giá môi trường chiến lược đối với các dự án luật, pháp lệnh có liên quan đến môi trường, các chương trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện việc chỉnh sửa đối tượng chiến lược là các chiến lược cấp quốc gia về phát triển ngành, lĩnh vực có chính sách, nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường.
-
Hệ thống chính sách về giấy phép môi trường
Nhóm chính sách này bổ sung quy định về giấy phép môi trường để lồng ghép, tích hợp các loại thủ tục hành chính nhằm bảo đảm quản lý chặt chẽ, thống nhất vấn đề và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
-
Hệ thống chính sách về quản lý chất thải và công nghệ xử lý chất thải
Nhóm chính sách này trong chứng nhận ISO 14001:2015 hướng tới nâng cao hiệu quả quản lý chất thải, áp dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”; thúc đẩy kinh tế tuần hoàn thì cần thực hiện sửa đổi, bổ sung các quy định về phân nhóm các loại CTR và bổ sung các quy định cụ thể về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, công nghệ xử lý chất thải.
-
Hệ thống chính sách về quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường
Nhóm chính sách này sung nguyên tắc xây dựng và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường với chất thải; quy định về áp dụng công nghệ tốt nhất hiện có nhằm bảo đảm việc quản lý chất thải, quản lý chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập với quan điểm lấy con người làm mục tiêu để bảo vệ môi trường.
-
Hệ thống chính sách về nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước và việc phân công thực hiện về bảo vệ môi trường
Nhóm chính sách này bổ sung quy định về nguyên tắc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nhằm làm rõ các nội dung quản lý, xác định rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, một việc chỉ giao một cơ quan chịu trách nhiệm chính từ đó đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý vấn đề bảo vệ môi trường.
-
Hệ thống chính sách về công cụ kinh tế và nguồn lực cho bảo vệ môi trường
Nhóm chính sách này gồm các quy định về các công cụ kinh tế, chính sách ưu đãi của Nhà nước về bảo vệ môi trường, bổ sung các chính sách phát triển ngành kinh tế môi trường và việc huy động nguồn lực cho bảo vệ môi trường.
-
Hệ thống chính sách về quản lý chất lượng môi trường
Nhóm chính sách này gồm các quy định về bảo vệ chất lượng môi trường nước, bảo vệ môi trường không khí, môi trường đất và bổ sung quy định mới về sức khỏe môi trường.
-
Hệ thống chính sách về quản lý cảnh quan thiên nhiên
Nhóm chính sách này gồm các quy định mới về bảo vệ cảnh quan thiên nhiên quan trọng, bồi hoàn đa dạng sinh học, chi trả dịch vụ hệ sinh thái để bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên và đa dạng sinh học.
-
Hệ thống chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu
Nhóm chính sách này gồm các quy định về lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào hệ thống quy hoạch; cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu; báo cáo quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu và quy định về thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Ngoài ra còn có các quy định về định giá các-bon và thị trường tín chỉ các-bon phù hợp với các cam kết quốc tế.
-
Hệ thống chính sách về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và bồi thường thiệt hại về môi trường
Nhóm chính sách này gồm các quy định về việc cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố; huy động tài chính cho ứng phó sự cố môi trường nhằm đưa ra các biện pháp, phân định rõ trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan trong việc quản lý các hoạt động phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
-
Hệ thống chính sách về quan trắc, thông tin, cơ sở dữ liệu và báo cáo môi trường
Nhóm chính sách này gồm các quy định về hệ thống quan trắc môi trường và trách nhiệm cụ thể của một số bộ, ngành. Sửa đổi và bổ sung các quy định về về trách nhiệm, nội dung, hình thức báo cáo, thời điểm và kỳ báo cáo đối với báo cáo công tác bảo vệ môi trường và quy định về chỉ tiêu thống kê quốc gia về môi trường.
-
Hệ thống chính sách về hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
Nhóm chính sách này bổ sung nguyên tắc trong hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường phù hợp với đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay để xây dựng Hệ thống quản lý môi trường đạt chuẩn. Mọi thắc mắc liên quan tới tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc dịch vụ chứng nhận ISO 14001, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Chúng Tôi theo thông tin dưới đây:
- Số hotline: 0969.555.610 / 0914.791.188
- Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Email: sales@sps.org.vn
- Website: https://sps.org.vn/