Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ Carbon rừng tại Việt Nam

Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ Carbon rừng tại Việt Nam

5/5 - (2 bình chọn)

Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ Carbon rừng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thị trường carbon tại Việt Nam. Hãy đọc bài viết sau để tìm hiểu về tín chỉ Carbon rừng và thông tin về tín chỉ Carbon rừng tại Việt Nam.

TÍN CHỈ CARBON RỪNG LÀ GÌ?

Tín chỉ carbon rừng (Forest carbon credits) là một đơn vị đo lường và giao dịch các giá trị liên quan đến khả năng hấp thụ carbon và giảm khí thải carbon từ các hoạt động bảo vệ rừng, quản lý rừng bền vững, tái trồng rừng hoặc ngăn chặn nạn phá rừng và suy thoái rừng. Mỗi tín chỉ carbon rừng tương đương với một tấn (hoặc một đơn vị khác) carbon được giảm bớt hoặc hấp thụ từ rừng. Các tín chỉ này có thể được sử dụng để bù đắp khí thải carbon của các tổ chức, công ty, hoặc cá nhân, hoặc có thể được mua và bán trên thị trường carbon.

tín chỉ carbon rừng
tín chỉ carbon rừng

Xem thêm Tín chỉ Carbon là gì và tiềm năng ở Việt Nam?

TIỀM NĂNG CỦA TÍN CHỈ CARBON RỪNG TẠI VIỆT NAM

Rừng là nơi hấp thụ và lưu giữ lượng lớn carbon, với tổng diện tích rừng năm 2022 khoảng 14.7 triêu ha, độ che phủ của rừng là 42%. Ước tính mỗi năm rừng của Việt Nam hấp thụ trung bình khoảng 19 triệu tấn carbon, tương đương với hấp thụ 69,8 triệu tấn CO2 từ khí quyển. Đây là tiềm năng rất lớn để thực hiện các hoạt động tăng cường trữ lượn carbon rừng và tạo ra các tín chỉ carbon rừng. Với lượng hấp thụ carbon lớn như hiện nay, theo cam kết của các quốc gia tại Hội nghị Chống biến đổi khí hâu lần 21 năm 2015, các quốc gia có rừng như nước ta sẽ bán các tín chỉ carbon này cho các quốc gia phát thải khí CO2 và thu được nguồn tài chính. Đây được xem là thị trường tiềm năng mang lại nguồn nhu nhập lớn.

ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM KINH DOANH TÍN CHỈ CARBON RỪNG

Hãy cùng xen việc xây dựng Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ Carbon rừng tại Gia Lai, địa phương có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên, đứng thứ 5 cả nước. Để chuẩn bị cơ sở pháp lý và thực tiễn cho việc lập đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng, tỉnh Gia Lai đã tổ chức Hội thảo “Bảo tồn và phục hồi rừng tại Gia Lai góp phần thúc đẩy kinh doanh tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam” với sự tham gia của nhiều tổ chức khoa học. Các giải pháp bảo tồn, phục hồi lại diện tích rừng đã mất thu hút mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Việc phục hồi rừng và tín chỉ carbon tự nguyện là mục tiêu mà hội thảo hướng tới.

Tỉnh Gia Lai đã ban hành Nghị quyết số 06 về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, thích ứng với biến đổi khí hậu, cụ thể hóa Chương trình Quốc gia về Giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế suy thoái và mất rừng, bảo tồn, nâng cao trữ lượng carbon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030.

Tín chỉ carbon rừng được đánh giá là điều kiện thuận lợi dành cho những người làm công tác quản lý rừng có thể tận dụng, ngoài ngân sách đầu tư của nhà nước. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, khả năng tích trữ carbon rừng của khu vực Tây Nguyên nói chung rất cao.

tín chỉ carbon rừng
tín chỉ carbon rừng

Áp lực giữ rừng trong điều kiện ngân sách cho công tác này còn eo hẹp đã khiến lực lượng tham gia công tác quản lý, bảo vệ rừng giảm mạnh, tác động không nhỏ đến hiệu quả giữ rừng. Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ cacbon rừng nếu được thông qua sẽ góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ rừng và phục hồi rừng bền vững

KHÓ KHĂN CỦA ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM KINH DOANH TÍN CHỈ CARBON RỪNG

Tính đến cuối năm 2022 đã có 252 dự án tín chỉ carbon cho các hoạt động quản lý và bảo vệ rừng được đăng ký thành công trên toàn thế giới. Đây là nỗ lực chung của toàn cầu trong thực hiện các giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu. Với 14.7 triệu ha rừng có độ che phủ ở mức 42%, Việt Nam có nhiều thuận lợi và đang triển khai nhiều chương trình chuyển nhượng carbon rừng. Tuy nhiên quá trình hình thành thị trường carbon vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tại Vườn quốc gia sông Thanh, Quảng Nam, nơi có diện tích hơn 75 nghìn ha được xem là đai rừng tự nhiên liền mạch lớn nhất miền Trung có khả năng hấp thụ khí CO2. Theo đề án bán thí điểm tín chỉ carbon rừng, mỗi năm chủ rừng có thể thu về hàng chục tỷ đồng nhưng thực tế, thí điểm chưa thành công.

Theo quy định, hồ sơ bán tín chỉ carbon rừng phải được các tổ chức thẩm định quốc tế xem xét và chấp nhận. Tuy nhiên, do hồ sơ của Quảng Nam được xây dựng từ năm 2018 nên khi các tiêu chuẩn về thẩm định hồ sơ thay đổi thì địa phương này không có đủ tài chính để thực hiện. Quảng Nam mong muốn Chính phủ có hành lang pháp lý trao quyền bán tín chỉ carbon rừng cho địa phương.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang trình Chính phủ Nghị định 156, trong đó quy định một chương về việc chuyển nhượng kết quả giảm phát thải. Khi Nghị định này được chính phủ ban hành sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân chuyển nhượng, đầu tư, kinh doanh, xây dựng dự án – đề án và xác nhận kết quả giảm phát thải. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đang xây dựng thông tư về đo đếm, kiểm chứng phát thải để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có thể tự thực hiện được việc đo đếm và kiểm kếm kết quả giảm phát thải, căn cứ vào đó để xác nhận trên thị trường quốc tế, từ đấy chuyển nhượng kết quả tín chỉ carbon. Bán tín chỉ carbon thực chất là bán không khí, thu kinh phí nhưng để tín chỉ carbon rừng của Việt Nam sớm được giao dịch trên sàn giao dịch quốc tế thì việc xây dựng, hoàn thiện đủ các cơ chế về chính sách, kỹ thuật, con người là điều cần hiện nay để Việt nam tham gia vào thị trường carbon còn khá mới mẻ này.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM KINH DOANH TÍN CHỈ CARBON RỪNG

Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng (Forest Carbon Credit Business Pilot Project) có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động bảo vệ rừng và giảm khí thải carbon.

  • Khuyến khích bảo vệ rừng và quản lý bền vững: Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng khuyến khích các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp tham gia vào hoạt động bảo vệ rừng và quản lý bền vững. Thông qua việc mua, bán và sử dụng tín chỉ carbon rừng, đề án tạo ra động lực tài chính để bảo vệ rừng, ngăn chặn nạn phá rừng và suy thoái rừng, đồng thời thúc đẩy quản lý rừng theo cách bền vững.
  • Giảm khí thải carbon: Một trong những vai trò chính của đề án thí điểm là giảm lượng khí thải carbon trong môi trường. Thông qua việc hỗ trợ các hoạt động như tái trồng rừng, bảo vệ rừng tự nhiên và quản lý rừng bền vững, đề án đóng góp vào việc giảm lượng khí thải carbon và hấp thụ carbon từ khí quyển, đồng thời ngăn chặn sự suy thoái rừng và mất môi trường sống quan trọng.
  • Tạo nguồn thu nhập cho cộng đồng và doanh nghiệp: Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng tạo ra cơ hội tài chính mới cho cộng đồng và doanh nghiệp. Bằng cách tham gia vào việc bán tín chỉ carbon rừng, các chủ sở hữu rừng và doanh nghiệp có thể kiếm thu nhập từ hoạt động bảo vệ rừng và quản lý carbon. Điều này có thể cung cấp sự thúc đẩy kinh tế và thúc đẩy phát triển bền vững trong các khu vực có rừng.
  • Xây dựng hình ảnh tích cực: Tham gia vào đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng có thể giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tích cực trong việc bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Hành động của doanh nghiệp để giảm khí thải carbon và đóng góp vào bảo vệ rừng sẽ được công nhận và ghi nhận, từ đó tăng cường lòng tin từ phía khách hàng, cộng đồng và các bên liên quan khác.
  • Mở rộng thị trường và kinh doanh: Thông qua tham gia đề án thí điểm, doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động kinh doanh và tiếp cận các thị trường carbon. Việc mua, bán và sử dụng tín chỉ carbon rừng không chỉ tạo ra thu nhập, mà còn mở ra cơ hội kinh doanh mới như tham gia thị trường carbon và phát triển dự án liên quan đến bảo vệ rừng và quản lý carbon.
  • Tuân thủ quy định và chính sách: Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định và chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu và bảo vệ rừng. Tham gia vào đề án này, doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu quốc tế về giảm khí thải carbon và bảo vệ rừng, từ đó giảm rủi ro pháp lý và tài chính.

————————————————————————————————————————————————————

Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu sở hữu tín chỉ Carbon rừng, vui lòng liên hệ với SPS CERT theo thông tin dưới đây:

  • Số hotline: 0969.555.610 / 0914.791.188
  • Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Email: sales@sps.org.vn
  • Website: https://sps.org.vn/

Hà Nội

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

sales@sps.org.vn

0969.555.610

Hồ Chí Minh

Tòa nhà Thủy Lợi 4 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh

sales@sps.org.vn

0969.555.610

CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM

Chứng nhận GRS

Chứng nhận RCS

Chứng nhận OCS

Chứng nhận GOTS

 

Thông tin

Dịch vụ

  • Chứng nhận hệ thống
  • Chứng nhận sản phẩm
  • Trách nhiệm xã hội
  • Công cụ cải tiến

Fanpage

Facebook Youtube Chanel Tiktok Twitter Instagram Linkedin

error: Content is protected !!