Tín chỉ Carbon là gì và tiềm năng ở Việt Nam?

Tín chỉ Carbon là gì và tiềm năng ở Việt Nam?

5/5 - (1 bình chọn)

Việc hình thành thị trường carbon giúp Việt Nam nắm bắt được những cơ hội trong giảm phát thải carbon một cách hiệu quả, tăng khả năng tương thích với các cơ chế định giá carbon quốc tế. Trong bài viết này hãy cũng SPS tìm hiểu Tín chỉ Carbon là gì và tiềm năng ở Việt Nam của thị trường này như thế nào?

TÍN CHỈ CARBON LÀ GÌ?

Tín chỉ Carbon là gì
Tín chỉ Carbon là gì

Tín chỉ Carbon (Carbon Credit), còn được gọi là tín dụng Carbon, là một đơn vị đo lường khí thải carbon hoặc các khí nhà kính khác mà một cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp tạo ra hoặc giảm đi. Tín chỉ Carbon được sử dụng trong các chương trình và cơ chế tài chính nhằm khuyến khích giảm khí thải carbon và đóng góp vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Mỗi tín chỉ Carbon đại diện cho một tấn khí thải carbon tương đương (tấn CO2e – tấn carbon dioxide tương đương). Thông thường, các tín chỉ Carbon được tạo ra thông qua các hoạt động giảm khí thải carbon, như bảo vệ rừng, sử dụng năng lượng tái tạo, đầu tư vào công nghệ sạch, hoặc giảm khí thải từ quá trình sản xuất công nghiệp.

Các tín chỉ Carbon có thể được mua bán hoặc giao dịch trên thị trường tài chính, trong các hệ thống giao dịch carbon quốc tế hoặc thông qua các thỏa thuận giữa các tổ chức và cá nhân. Việc mua tín chỉ Carbon giúp các tổ chức hoặc cá nhân có thể bù đắp, giảm thiểu hoặc trung hòa lượng khí thải carbon của họ, từ đó đóng góp vào mục tiêu giảm lượng khí thải carbon toàn cầu.

Tín chỉ Carbon đóng vai trò quan trọng trong các chương trình giảm khí thải carbon và bảo vệ môi trường. Nó tạo ra cơ hội kinh doanh và tài chính, khuyến khích sự chuyển đổi sang các hoạt động thân thiện với môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

MỐI QUAN HỆ GIỮA TIÊU CHUẨN ISO 14064 VÀ TÍN CHỈ CARBON LÀ GÌ?

Tín chỉ Carbon và tiêu chuẩn ISO 14064 có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. ISO 14064 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý khí nhà kính, bao gồm các yêu cầu và hướng dẫn về đo lường, báo cáo và xác nhận khí nhà kính. Tiêu chuẩn này cung cấp khung pháp lý và phương pháp cho việc quản lý khí nhà kính và đo lường lượng khí thải carbon.

ISO 14064 bao gồm các phần sau:

  • ISO 14064-1: Đo lường khí nhà kính – Phần 1: Quy trình và nguyên tắc để xác định và báo cáo khí nhà kính: Tiêu chuẩn này xác định quy trình và nguyên tắc để đo lường, báo cáo và xác nhận khí nhà kính, bao gồm cả khí thải carbon.
  • ISO 14064-2: Đo lường khí nhà kính – Phần 2: Dự án giảm lượng khí nhà kính: Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về cách thiết lập, thực hiện và quản lý dự án giảm lượng khí nhà kính, bao gồm cả giảm lượng khí thải carbon.
  • ISO 14064-3: Đo lường khí nhà kính – Phần 3: Xác nhận và xác định: Tiêu chuẩn này định nghĩa quy trình để xác nhận và xác định việc báo cáo khí nhà kính, bao gồm cả khí thải carbon. Nó đảm bảo tính đáng tin cậy và chính xác của dữ liệu về khí nhà kính được báo cáo.

Tiêu chuẩn ISO 14064 là một công cụ quan trọng để đo lường và xác nhận lượng khí thải carbon. Nó cung cấp khung pháp lý và phương pháp chung để xác định, báo cáo và xác nhận tín chỉ Carbon. Các tổ chức và cá nhân có thể sử dụng ISO 14064 như một hướng dẫn để thực hiện các hoạt động liên quan đến tín chỉ Carbon và đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của dữ liệu khí nhà kính.

CÁC LOẠI HÀNG HÓA GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG CARBON

ông Nguyễn Thành Công – Phó trưởng Phòng Kinh tế và Thông tin Biến đổi khí hậu – Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, thị trường carbon có 2 loại hàng hoá giao dịch.

  • Loại thứ nhất là hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Chính phủ sẽ phân bổ hạn ngạch cho doanh nghiệp có quyền phát thải trong hạn ngạch mình sở hữu. Nếu phát thải thêm sẽ phải mua hạn ngạch từ các DN khác, vì thế giá hạn ngạch carbon tại thị trường như Liên minh châu Âu, Mỹ thường rất cao.
  • Loại thứ hai là tín chỉ carbon mang tính tự nguyện. Khi DN đầu tư vào công nghệ giảm phát thải, ví dụ như trồng rừng sẽ được các cơ quan quản lý phê duyệt, thẩm định lượng giảm phát thải và cấp tín chỉ. Tín chỉ đó vì mang tính tự nguyện nên mức giá dao động rất rẻ (trong ngưỡng 1 USD/tấn), nhưng cũng có thể có giá rất cao (ngưỡng 15 USD/tấn), tùy vào loại hình công nghệ và mức đầu tư.

TIỀM NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG CARBON VIỆT NAM

Ngành Lâm nghiệp Việt Nam được nhận định đang nắm giữ một lượng lớn tín chỉ carbon. Ông Phạm Hồng Lượng – Chánh Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, Việt Nam có tỷ lệ che phủ rừng khá cao so với thế giới, khoảng hơn 42%, trong khi trung bình thế giới khoảng 31%.

Với tiềm năng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các bộ, ngành, dưới sự hỗ trợ của tổ chức quốc tế tham mưu trình Chính phủ về Luật Lâm nghiệp. Đây là luật đầu tiên đưa nội dung dịch vụ hấp thụ carbon vào khuôn khổ pháp lý cao nhất. Sau đó là các nghị định quy định chi tiết về dịch vụ hấp thụ carbon, để thúc đẩy thị trường giao dịch, trao đổi mua bán tín chỉ carbon và kết quả giảm phát thải.

Ở góc nhìn chuyên gia, ông Lê Xuân Nghĩa – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho hay, tín chỉ carbon ngày càng khan hiếm vì quốc gia có rừng trên thế giới không nhiều. Việt Nam có nhiều tiềm năng vì có 3/4 là đất rừng, tuy nhiên từ trước xảy ra tình trạng chặt phá rừng để trồng cây công nghiệp, do đó tỷ lệ rừng nguyên sinh còn ít, chỉ còn rừng trồng. Nếu chặt rừng làm cây công nghiệp chỉ đạt doanh thu 75 triệu/ha, nhưng nếu làm rừng để hấp thụ carbon với mức trung bình 150 tấn carbon/ha, tương đương khoảng 6.000 USD/ha/năm.

Theo thống kê của Công ước khung Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu, thị trường Việt Nam có khoảng gần 40 triệu tín chỉ carbon. Tuy nhiên, thông tin tiếp cận về thị trường carbon còn hạn chế, nhiều lĩnh vực sản xuất sử dụng công nghệ lạc hậu, khả năng chuyển đổi xanh còn chậm.

Trên thực tế, số tín chỉ carbon của Việt Nam cao hơn 40 triệu, bao gồm các loại hình như rừng, biển, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng… đều tạo ra tín chỉ carbon. Hiện nay, tình trạng phát thải carbon tại Việt Nam cao hơn nhiều nước trên thế giới, nên để giảm phát thải, nhu cầu hấp thụ carbon ở Việt Nam cũng rất cao.

Để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg về Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính bao gồm

Lĩnh vực Cụ thể
Năng lượng Công nghiệp sản xuất năng lượng
Tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng
Khai thác than
Khai thác dầu và khí tự nhiên
Giao thông vận tải Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải
Xây dựng Tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng
Các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng
Công nghiệp Sản xuất hóa chất
Luyện kim
Công nghiệp điện tử
Sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
Sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác
Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất Chăn nuôi
Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất
Trồng trọt
Tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp
Chất thải Bãi chôn lấp chất thải rắn
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học
Thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải
Xử lý và xả thải nước thải

Theo đó, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trên phải thực hiện trách nhiệm cung cấp số liệu thông tin liên quan đến phục vụ kiểm kê khí nhà kính; tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính và xây dựng báo cáo kiểm kê định kỳ. Đồng thời, các doanh nghiệp phải xây dựng, thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai phù hợp điều kiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở…

→ Xem thêm Chứng nhận ISO 14064 về kểm kê khí nhà kính

Như vậy, việc hình thành thị trường carbon trong nước giúp Việt Nam nắm bắt được những cơ hội trong giảm phát thải carbon một cách hiệu quả, cũng như tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

——————————————————————————————————————————————————————————–

Để được chứng nhận ISO 14064 hoặc sở hữu tín chỉ carbon, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với SPS theo thông tin dưới đây:

  • Số hotline: 0969.555.610 / 0914.791.188
  • Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Email: sales@sps.org.vn
  • Website: https://sps.org.vn/

Hà Nội

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

sales@sps.org.vn

0969.555.610

Hồ Chí Minh

Tòa nhà Thủy Lợi 4 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh

sales@sps.org.vn

0969.555.610

CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM

Chứng nhận GRS

Chứng nhận RCS

Chứng nhận OCS

Chứng nhận GOTS

 

Thông tin

Dịch vụ

  • Chứng nhận hệ thống
  • Chứng nhận sản phẩm
  • Trách nhiệm xã hội
  • Công cụ cải tiến

Fanpage

Facebook Youtube Chanel Tiktok Twitter Instagram Linkedin

error: Content is protected !!