Hướng dẫn triển khai xây dựng ISO 45001:2018 – SPS

Hướng dẫn triển khai xây dựng ISO 45001:2018 – SPS

5/5 - (1 bình chọn)

ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn quốc tế mới về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Hệ thống ISO 45001 được ban hành vào năm 2018 và hiện nay được rất nhiều các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng. ISO 45001:2018 giúp doanh nghiệp thiết lập một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, cải thiện liên tục về sức khỏe và an toàn cho người lao động. Nắm được nội dung về hướng dẫn triển khai xây dựng ISO 45001 sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp tiến hành xây dựng Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp một cách thuận lợi hơn.

Hướng dẫn triển khai xây dựng ISO 450012018

HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG ISO 45001:2018

Dưới đây là danh sách các bước trong quy trình triển khai xây dựng ISO 45001:

STT NỘI DUNG YÊU CẦU
Bước 1 Đào tạo nhận thức về ISO 45001:2018 Các cá nhân tham gia đào tạo phải hiểu và nắm rõ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 45001
Bước 2 Tìm hiểu bối cảnh bên trong và bên ngoài tổ chức
  • Xác định các vấn đề trong nội bộ tổ chức: điểm mạnh, điểm yếu khi thực hiện ISO 45001
  • Xác định các quy định pháp luật hiện hành liên quan tới an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
  • Xác định nhu cầu về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của khách hàng và các bên quan tâm
Bước 3 Xác định rủi ro Liệt kê các rủi ro bên trong và bên ngoài tổ chức ảnh hưởng tới an toàn và sức khỏe nghề nghiệp từ hoạt động sản xuất – kinh doanh
Bước 4 Xây dựng Chính sách an toàn sức khỏe nghề nghiệp
  • Xác định các mục tiêu an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
  • Hoạch định chính sách an toàn sức khỏe nghề nghiệp phù hợp với bối cảnh tổ chức
Bước 5 Xác định các thông số, chỉ tiêu an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Xác định thông số và chỉ tiêu một cách cụ thể, có thể đo lường được và đảm bảo kiểm soát được các vấn đề cũng như nguy cơ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất – kinh doanh tới an toàn sức khỏe nghề nghiệp
Bước 6 Xây dựng quy trình, biểu mẫu và tài liệu ISO 45001
  • Soạn thảo các quy trình, hồ sơ, tài liệu, biểu mẫu bắt buộc
  • Soạn thảo các quy trình, hồ sơ, tài liệu, biểu mẫu không bắt buộc nhưng cần thiết
  • Chuẩn hóa các quy trình, hồ sơ, tài liệu, biểu mẫu
  • Ban hành và phổ biến các quy trình, hồ sơ, tài liệu, biểu mẫu đã được phê duyệt
Bước 7 Triển khai ISO 45001 vào thực tế
  • Các phòng/ban, đơn vị, bộ phận thực hiện công việc theo đúng kế hoạch và nhiệm vụ được giao
  • Đảm bảo tuân thủ theo đúng quy trình, chính sách
  • Hoàn thành công việc theo đúng tiến độ
Bước 8 Đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
  • Có quy trình đánh giá nội bộ rõ ràng
  • Chuyên gia đánh giá nội bộ là người đã được đào tạo và có đủ năng lực
  • Tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ (tối thiểu 1 năm/lần)
  • Kết quả đánh giá nội bộ phải được ghi chép một cách trung thực, khách quan
  • Thu thập đầy đủ bằng chứng tại những điểm chưa tuân thủ
Bước 9 Xem xét của lãnh đạo
  • Báo cáo kết quả đánh giá nội bộ cho lãnh đạo
  • Họp tổng thể với các bộ phận liên quan trao đổi về kết quả đánh giá nội bộ
  • Ra quyết định khắc phục hoặc cải tiến Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nếu cần thiết
Bước 10 Đăng ký chứng nhận ISO 45001
  • Lựa chọn tổ chức chứng nhận ISO 45001 uy tín
  • Hoàn thành hồ sơ đăng ký chứng nhận và gửi các thông tin theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận
Bước 11 Đánh giá chứng nhận ISO 45001
  • Đảm bảo thời gian đánh giá diễn ra theo đúng lịch của tổ chức chứng nhận
  • Phổ biến cho các thành viên trong tổ chức về cuộc đánh giá
  • Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, hồ sơ cần thiết
  • Hoàn thiện hiện trường
  • Hành động khắc phục theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận
Bước 12 Duy trì chứng nhận ISO 45001
  • Liên tục cải tiến Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
  • Duy trì sự tuân thủ
  • Đánh giá nội bộ định kỳ để phát hiện những điểm chưa phù hợp
  • Hoàn thành các cuộc đánh giá giám sát trong thời gian chứng chỉ ISO 45001 còn hiệu lực

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA TRONG QUY TRÌNH TRIỂN KHAI XÂY DỰNG ISO 45001

Có 4 nhóm đối tượng tham gia vào quy trình thực hiện ISO 45001:2018 của một tổ chức, bao gồm:

  1. Ban lãnh đạo của tổ chức

Nhóm đối tượng này là những người có trách nhiệm định hướng cho sự phát triển của tổ chức. Mọi mục tiêu, chính sách, kế hoạch, quy trình ISO 45001 trước khi đưa vào áp dụng trong thực tế đều phải có sự phê duyệt của ban lãnh đạo. Họ cũng là những người đưa ra các quyết định, chỉ đạo trong những tình huống khẩn cấp.

  1. Cán bộ công nhân viên của tổ chức

Các nhân sự của tổ chức là những người trực tiếp thực hiện các hoạt động áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018. Hiểu một cách đơn giản, họ là lực lượng biến các hoạch định của Ban lãnh đạo thành hiện thực. Nếu xây dựng được cơ chế khuyến khích sự tham gia phù hợp thì các cán bộ công nhân viên không chỉ làm đúng những gì được giao mà còn có thể làm tốt hơn thế, sự đóng góp, sáng tạo của họ có thể khiến Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được cải tiến hiệu quả.

  1. Cơ quan chứng nhận ISO 45001

Để chứng minh tính hiệu lực của Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đạt chuẩn quốc tế, tổ chức phải đăng ký chứng nhận với cơ quan chứng nhận ISO 45001. Các chuyên gia của cơ quan chứng nhận sẽ tiến hành các hoạt động rà soát tài liệu, hồ sơ, kiểm tra hiện trường, phỏng vấn nhân sự liên quan để xác minh sự tuân thủ của tỏ chức.

  1. Đơn vị tư vấn ISO 45001

Đa số các tổ chức đều gặp khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn và đăng ký chứng nhận ISO 45001:2018. Đội ngũ chuyên gia của các đơn vị tư vấn sẽ giúp tổ chức tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện ISO 45001 và hỗ trợ tổ chức trong việc hoàn thiện các thủ tục chứng nhận và duy trì chứng nhận.

>> xem thêm: Checklist audit ISO 45001 đánh giá Hệ thống quản lý OH&S

————————————————————————————————

Mọi thắc mắc liên quan tới tiêu chuẩn ISO 45001 hoặc dịch vụ chứng nhận ISO 45001, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với SPS theo thông tin dưới đây:

  • Số hotline: 0969.555.610 / 0914.791.188
  • Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Email: sales@sps.org.vn
  • Website: https://sps.org.vn/

Hà Nội

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

sales@sps.org.vn

0969.555.610

Hồ Chí Minh

Tòa nhà Thủy Lợi 4 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh

sales@sps.org.vn

0969.555.610

CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM

Chứng nhận GRS

Chứng nhận RCS

Chứng nhận OCS

Chứng nhận GOTS

 

Thông tin

Dịch vụ

  • Chứng nhận hệ thống
  • Chứng nhận sản phẩm
  • Trách nhiệm xã hội
  • Công cụ cải tiến

Fanpage

Facebook Youtube Chanel Tiktok Twitter Instagram Linkedin

error: Content is protected !!