Tiêu chuẩn ISO 45001: Hệ thống An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 45001: Hệ thống An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp

4.3/5 - (3 bình chọn)

Con số người gặp các tai nạn lao động thông qua các báo cáo hàng năm lên đến 3 triệu ca tử vong và có gần 400 triệu ca chấn thương hàng năm. Đây là con số đáng báo động vì ảnh hưởng không chỉ chi phí chữa trị mà còn là sức khỏe của người lao động trên toàn thế giới. Để giảm thiểu tối đa những vụ tai nạn không đáng có thì có nhiều quy định về tiêu chuẩn đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiệp như ISO 45001:2018. Trong bài viết này SPS Cert sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn ISO 45001 là gì ?

ISO 45001 LÀ GÌ?

Tiêu chuẩn ISO 45001 là tiêu chuẩn về Hệ thống Quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS – Occupational Health and Safety Management System) do Tổ chức ISO (International Organization for Standardization) ban hành. ISO 45001 được xây dựng nhằm cung cấp một khuôn khổ cho việc phát triển, thực hiện, giám sát và cải tiến liên tục Hệ thống Quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp.

tiêu chuẩn iso 45001:2018

KHÁI NIỆM TIÊU CHUẨN ISO 45001

Tiêu chuẩn ISO 45001 – Hệ thống Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp và các yêu cầu. Đây là bộ tiêu chuẩn do tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO (http://iso.org) ban hành chính thức vào ngày 12/3/2018.

ISO 45001 được thay thế cho hệ thống OHSAS 18001:2007 trước đó. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 cung cấp các tiêu chí và khuôn khổ nhằm cải thiện an toàn lao động cũng như giảm thiểu tối đa những tai nạn làm việc trong tổ chức/ doanh nghiệp có sử dụng người lao động. Từ khi ra đời bộ tiêu chuẩn này giúp cho doanh nghiệp có được một công cụ quản lý và kiểm soát mức độ an toàn trong môi trường làm việc. Hiện nay đã có hàng ngàn giấy chứng nhận ISO 45001 được cấp trên toàn thế giới.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ISO 45001 

Năm 1990. “Quản lý chất lượng toàn diện” – một cách tiếp cận tích hợp để quản lý kinh doanh – đã phát triển vào những năm 1990. Cách tiếp cận này được thúc đẩy một phần bởi “Quản lý an toàn và sức khỏe thành công” của cơ quan quản lý Vương quốc Anh, HSG65.  

Năm 1996, Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) đã tạo ra BS 8800, Hướng dẫn quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Năm 1999 BSI đã làm việc cùng các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia khác và ban hành OHSAS 18001, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tiêu chuẩn an toàn sức khỏe nghề nghiệp có thể chứng nhận. Phiên bản đầu tiên của OHSAS 18001 dựa trên một số tiêu chuẩn bao gồm BS 8800: 1996, rút ​​ra những gì tốt nhất từ ​​các tiêu chuẩn và chương trình hiện có vào thời điểm đó. 

Năm 2001, sau khi xem xét hơn 20 hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trên toàn thế giới, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã đưa ra hướng dẫn chung ILO-OSH 2001 cho các quốc gia nhưng không thể chứng nhận. Hướng dẫn BS 8800 trước đó của BSI đã được chuyển đổi thành BS 18004 vào năm 2008 để cung cấp hướng dẫn hỗ trợ cho tiêu chuẩn OHSAS 18001 

chuyển đổi từ OHSAS 18001 sang iso 45001

Năm 2011, ILO tuyên bố rằng “Việc thực hiện các hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động là rất quan trọng trong việc giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh tật và tử vong”. ILO cũng lưu ý rằng “Cách tiếp cận của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp đã trở nên phổ biến và được áp dụng ở nhiều nơi làm việc trong thập kỷ qua”. Thực tế đã có một số hướng dẫn về an toàn và sức khỏe được phát triển trong 25 năm qua. 

Vào tháng 10 năm 2013 tiêu chuẩn ISO 45001 đã được đề xuất và ISO / PC 283 (ủy ban tạo ra tiêu chuẩn) được thành lập và hoạt động cho đến tháng 12 năm 2015. Từ năm 2015 đến năm 2017, bản dự thảo đầu tiên không được chấp thuận, nhưng bản dự thảo thứ hai đã được thông qua.  

Tiêu chuẩn mới áp dụng cấu trúc cấp cao để dễ dàng tích hợp hơn với các phiên bản 2015 của ISO 14001 và ISO 9001. Ngày 12/3/2018, tiêu chuẩn ISO 45001 Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Yêu cầu kèm theo hướng dẫn sử dụng đã chính thức được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành. Tại thời điểm đó, các công ty có 3 năm để chuyển đổi từ OHSAS 18001: 2007 và sang ISO 45001. 

> Xem thêm: So sánh ISO 45001 và OHSAS 18001

ISO 45001:2018 LÀ GÌ?

Ngày 12/3/2018, tiêu chuẩn ISO 45001 Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Yêu cầu kèm theo hướng dẫn sử dụng đã chính thức được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành. Tính từ thời điểm đó, các công ty có 03 (ba) năm để chuyển đổi từ OHSAS 18001:2007 sang ISO 45001.

Như vậy, ISO 45001:2018 là phiên bản đầu tiên và duy nhất hiện nay của Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp

ĐỐI TƯỢNG CỦA TIÊU CHUẨN ISO 45001

Tiêu chuẩn ISO 45001 phù hợp với mọi tổ chức/doanh nghiệp. Dù bạn hoạt động trong lĩnh vực nào, buôn bán sản phẩm gì hay cung cấp dịch vụ nào, miễn là bạn hướng tới việc xây dựng môi trường làm việc an toàn toàn, đảm bảo sức khỏe cho tất cả người lao động thì đều có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001.

MỤC ĐÍCH CỦA TIÊU CHUẨN ISO 45001

Được ra đời nhằm giúp cho các tổ chức/ doanh nghiệp đảm bảo kiểm soát rủi ro và tai nạn lao động trong nhà máy, xí nghiệp vv. ISO 45001 được xây dựng với một số mục đích chính như:

  • Giúp doanh nghiệp thiết lập và triển khai các mục tiêu chính sách an toàn sức khỏe nghề nghiệp một cách hiệu quả.
  • Xây dựng được một hệ thống quy trình giúp xem xét phát hiện các rủi ro tiềm ẩn vàcos cơ hội khắc phục ngay.
  • Giúp doanh nghiệp của bạn xây dựng được các biện pháp nhằm kiểm soát tốt các mối nguy hại trong vấn đề an toàn lao động.

 

tiêu chuẩn ISO 45001:2018

LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUÂN ISO 45001 

Có được một hệ thống quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp hoạt động hiệu quả và đạt được chứng nhận sẽ giúp cho tổ chức/ doanh nghiệp của bạn đạt được những lợi ích cụ thể như sau
  • Có hệ thống ISO 45001 sẽ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát tốt các vấn đề về an toàn – Sức khỏe – Nghề nghiệp.
  • Thực hiện tốt các chính sách mục tiêu về OH&S.
  • Giúp doanh nghiệp của bạn xác định rõ các mối nguy hiểm về an toàn sức khỏe nghề nghiệp và có kế hoạch kiểm soát hoạt động
  • Nhờ có hệ thống ISO 45001 mà sẽ giúp nâng cao nhận thức về các rủi ro trong doanh nghiệp.
  • ISO 45001 giúp đảm bảo các yêu cầu về vấn đề liên quan đến pháp luật về an toàn vệ sinh lao động. Trong năm 2020, theo dự kiến, một số ngành nghề sẽ bắt buộc phải áp dụng ISO 45001.
  • Tổ chức doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO 45001 sẽ giúp đáp ứng tốt những mong đợi của khách hàng và đối tác. Nâng cao uy tín và hình ảnh trong mắt khách hàng của mình.
  • Bên cạnh đó việc giảm thiểu tối đa những rủi ro của việc tai nạn lao động xảy ra có thể giúp giảm chi phí giải quyết sự cố lao động và chi phí bảo hiểm liên quan khác.

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018 LÀ GÌ?

  • Nguyên tắc 1: Sự lãnh đạo

Nguyên tắc này nhấn mạnh tới tầm quan trọng và trách nhiệm của người lãnh đạo trong việc đưa ra các cam kết an toàn lao động cho doanh nghiệp. Một lãnh đạo giỏi là người nhìn xa trông rộng, thấu hiểu tổ chức và các thành viên của mình, cầu tiến, đối xử công bằng và luôn lắng nghe, ghi nhận đóng góp của mọi người.

  • Nguyên tắc 2: Sự tham gia của mọi người

Cốt lõi trong nguyên tắc thứ 2 của tiêu chuẩn chất lượng ISO 45001 chính là đảm bảo sự tham gia của nhân viên ở tất cả các cấp trong doanh nghiệp. Bởi sự cố và tai nạn có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, nếu như không có sự đoàn kết và đồng lòng của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong tổ chức thì rất khó để kiểm soát rủi ro.

  • Nguyên tắc 3: Tiếp cận theo quá trình

Để thực hiện nguyên tắc này, doanh nghiệp cần xác định các quá trình cần có trong hệ thống và mục tiêu của những quá trình đó. Hoạch định rõ ràng quá trình cần những nguồn lực nào, đối tượng tham gia vào quá trình là ai, phải làm những gì, đánh giá, theo dõi ra sao, kết quả đầu ra như thế nào. Tất cả cần có một kế hoạch triển và hướng dẫn thực hiện cụ thể.

  • Nguyên tắc 4: Cải tiến

Khi xã hội phát triển, công nghệ hiện đại hơn thì những mối nguy mới cũng có khả năng phát nên việc thực hiện các cải tiến là điều cần thiết với mọi tổ chức, doanh nghiệp.

  • Nguyên tắc 5: Quyết định dựa trên bằng chứng

Bằng chứng ở đây được hiểu là tất cả các hồ sơ, tài liệu, dữ liệu, các con số, thông tin, kết quả phản ánh bản chất của sự vật, sự việc hoặc sự kiện. Các bằng chứng này phải đảm bảo tính chính xác, khách quan và đáng tin cậy để hỗ trợ doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân hoặc dự đoán kết quả trong tương lai khi ra quyết định. Muốn làm được như vậy thì doanh nghiệp phải ghi chép và lưu giữ một cách cẩn thận và có hệ thống tất cả các thông tin của hoạt động quản lý chất lượng trong thời gian nhất định, căn cứ vào từng hoàn cảnh và nhu cầu của mỗi tổ chức.

CẤU TRÚC CỦA TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018  

Bộ tiêu chuẩn ISO 45001 được cấu trúc theo bậc cao HLS nên cũng sẽ có 10 điều khoản tương ứng như ISO 9001. Những điều khoản này cũng tương ứng với các yêu cầu khi áp dụng hệ thống quản lý OH&S. Cụ thể những điều khoản đó như sau:
Từ điều khoản 1 đến 3 sẽ cung cấp cho người học những phạm vi về tiêu chuẩn cùng những thuật ngữ và giải thích thuật ngữ tương ứng. Các yêu cầu cụ thể sẽ từ điều khoản 4 đế điều khoản 10.

các điều khoản trong ISO 45001

  • Điều khoản 4: Bối cảnh của Tổ chức

Điều khoản này cho chúng ta biết cần phân tích và hiểu rõ được bối cảnh hoạt động của tổ chức mình cả bên trong lẫn bên ngoài. Những yêu cầu này bao gồm việc hiểu về nội tại tổ chức cùng các bên liên quan cũng như hiểu biết về pháp luật của nước sở tại.
Doanh nghiệp cần xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH & S.
  • Điều khoản 5: Lãnh đạo và tham gia của mọi người

Trong điều khoản 5 này có đề cao sự đóng góp tiếng nói và những cam kết của ban lãnh đạo. Người lãnh đạo sẽ giúp phổ biến, cam kết cho toàn bộ nhân viên áp dụng hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp áp dụng và tuân thủ.
  • Điều khoản 6: Lập kế hoạch cho hệ thống OH & S

Bộ tiêu chuẩn ISO 45001 cần được lập kế hoạch thực hiện bài bản. Nhằm tránh những kết quả không mong muốn như việc không đáp ứng được luật pháp hoặc những nguy cơ gây ra thương tích và mất an toàn cho nhân viên. Trong điều khoản này có đề cập đến việc thiết lập những mục tiêu cho một hệ thống quản lý OH&S một cách bài bản. Những kế hoạch cũng như mục tiêu này cần có những bằng chứng cam kết bằng văn bản.
  • Điều khoản 7: Hỗ trợ

Trong điều khoản này có yêu cầu hệ thống OHS sẽ đuọc hỗ trợ về năng lực và các nguồn lực khác. Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp có yêu cầu các tổ chức cần phải cung cấp đủ nguồn lực phù hợp nhằm thực hiện ISO 45001.

  • Điều khoản 8:  Hoạt động

Trong điều khoản 8 này có nêu nên những hoạt động nhằm kiểm soát và chuẩn bị ứng phó một cách khẩn cấp. Hệ thống ISO 45001 có yêu cầu về quản lý gia công, mua hàng và cần đảm bảo rằng các trách nhiệm đối với việc quản lý những rủi ro. Kiểm soát hoạt động hiệu quả là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ hệ thống quản lý an toàn & sức khỏe nào. Đặc biệt là về mặt quản lý nhà thầu. Thực hiện tốt điều này sẽ rất có lợi cho tổ chức.
  • Điều khoản 9: Đánh giá hiệu suất
Giám sát và đo lường hiệu suất bao gồm tuân thủ pháp luật và đánh giá nội bộ. Phần này cũng nhấn mạnh rằng lãnh đạo phải xem xét hiệu quả hệ thống quản lý OH & S.
  • Điều khoản 10: Cải tiến

Tổ chức phải đảm bảo rằng cải tiến liên tục hệ thống quản lý. Điều này có thể bao gồm xử lý hiệu quả với việc không tuân thủ và quy trình hành động khắc phục. Trong các tình huống thực tế, nhân viên thực hiện sẽ luôn phải tham gia vào quy trình này. Vì không ai sẽ hiệu quả hơn trong việc xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề so với những người trực tiếp tham gia vào quy trình.

CÁC BƯỚC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC CHỨNG NHẬN ISO 45001: 2018

Những doanh nghiệp khi đã thực hiện áp dụng hệ thống An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp thì hầu như đều mong muốn có được chứng nhận ISO 45001.

Để thực hiện việc đạt chứng nhận ISO 45001:2018 doanh nghiệp của bạn cần thực hiện theo những bước cụ thể như sau:

Thực hiện triển khai xây dựng hệ thống tuân đáp ứng theo ISO 45001:2018

Thời điểm ban đầu khi áp dụng với nhiều doanh nghiệp cũng có khả nhiều thách thức cần vượt qua. Tổ chức của bạn cần xác định thêm các yêu cầu của các bên liên quan đến sức khỏe an toàn lao động. Xác định phạm vi của OH&SMS. Cùng những chính sách mục tiêu mà OH&S cần đạt được. Tiến tới bạn tiến hành xác định những rủi ro và cơ hội mà doanh nghiệp có thể có được sau khi áp dụng thành công.

Lập thành văn bản Hệ thống ISO 45001 và lưu trữ lại

Khi xây dựng hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp thì các doanh nghiệp cần lưu lại dưới dạng văn bản giấy hoặc bản mềm. Những tài liệu này cần phải được điều chỉnh và thay đổi cải tiến được. Bằng cách vận hành hệ thống, tổ chức sẽ tạo ra các hồ sơ chứng minh rằng các hoạt động được thực hiện theo kế hoạch. Những hồ sơ này là cần thiết để kiểm tra và xem xét hệ thống của bạn. Giúp bạn đạt đạt được chứng nhận của bên thứ 3.

lập thành văn bản hóa quá trình

Các bước bắt buộc trước khi đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001

Xây dưng tài liệu và thực hiện triển khai OH & SMS là không đủ để chứng nhận. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng nó vừa hiệu quả vừa tuân thủ tiêu chuẩn. Các bước sau đây nhằm đảm bảo điều này và chuẩn bị cho tổ chức của bạn để được chứng nhận:

Đánh giá nội bộ – Mục đích của đánh giá nội bộ là xác định mức độ tuân thủ OH & SMS của Doanh nghiệp với các yêu cầu của tiêu chuẩn. Trong quá trình đánh giá, đánh giá viên nội bộ sẽ xem xét các tài liệu, hồ sơ và quy trình để xác định điểm yếu và cung cấp thông tin về sự không phù hợp.

Xem xét của lãnh đạo – Đây là đánh giá cuối cùng về hiệu quả của Hệ thống.  Lãnh đạo sẽ xem xét hiệu quả của Hệ thống, kết quả Đánh giá nội bộ. Tất cả thông tin này sẽ cho phép ban lãnh đạo đưa ra quyết định về cách cải tiến Hệ thống.

Hành động khắc phục – Sau đánh giá nội bộ và xem xét lãnh đạo, Doanh nghiếp ẽ có những điểm cần cải tiến. Hành động khắc phục này là công cụ tốt nhất để xử lý sự không phù hợp.

Đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn ISO 45001:2018 

Sau khi đã áp dụng thành công hệ thống. Doanh nghiệp có thể đề nghị tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá. Tổ chức chứng nhận sẽ xác định xem Doanh nghiệp có tuân thủ tiêu chuẩn hay không . Sau khi đánh giá, Tổ chức chứng nhận sẽ cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp. Giấy chứng nhận này là bằng chứng chứng minh sự tuân thủ của Doanh nghiệp với yêu cầu tiêu chuẩn.

Quy trình đánh giá chứng nhận thông thường chia thành hai giai đoạn:

Khi doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống ISO 45001 một thời gian được hiệu quả thì đã tự tin để đến giai đoạn đánh giá chứng nhận.

Xem xét tài liệu: Chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận bằng cách xem xét lại các hệ thống tài liệu OH & SMS. Chuyên gia sẽ nắm bắt được hệ thống và các quy trình của tổ chức. Kết quả của bước này là đánh giá các tài liệu của bạn có tuân thủ các yêu cầu của ISO 45001.

Đánh giá chứng nhận chính thức: Đây chính là phần quan trọng nhất của đánh giá chứng nhận. Trong giai đoạn này, chuyên gia đánh giá sẽ thực hiện đánh giá quy trình và quan sát thực tế tại Doanh nghiệp bạn. Mục tiêu của họ là xác định sự tuân thủ OH & SMS. Đặc biệt là việc thực hiện vận hành trên thực tế có đúng với những gì tài liệu đã viết ra.

LỢI ÍCH CỦA TIÊU CHUẨN ISO 45001 LÀ GÌ?

  • Xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh
  • Thiết lập thành công Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp đạt chuẩn
  • Quản lý và hạn chế các rủi ro về an toàn lao động
  • Tiết kiệm chi phí xử lý sự cố và chi phí khắc phục hậu quả
  • Tăng uy tín và hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp
  • Dễ dàng thu hút nhân tài
  • Giữ chân được những lao động chất lượng
  • Đáp ứng việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý và các quy định hiện hành
  • Nâng cao năng suất lao động

SPS CERT cung cấp dịch vụ chứng nhận ISO 45001 cho mọi ngành nghề, lĩnh vực với Chi phí cạnh tranh – Thủ tục tinh giản – Chứng chỉ Quốc tế. Dưới đây là một vài Khách Hàng đã sử dụng dịch vụ tiêu chuẩn ISO 45001 của Chúng Tôi:

  • Công ty TNHH Viet Nam Polymer Industries
  • Công ty TNHH Giải pháp ATZ
  • Công ty TNHH Uni-President Việt Nam
  • Chi nhánh Công ty TNHH Uni-President Việt Nam tại Quảng Nam
  • Công ty TNHH MTV Đường TTC Biên Hòa – Đồng Nai
  • Công ty TNHH Gemtek Việt Nam
  • ….
—————————————————————————————————-

Mọi thắc mắc liên quan tới Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 hoặc dịch vụ Chứng nhận ISO 45001, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với SPS theo thông tin dưới đây:

  • Số hotline: 0969.555.610 / 0914.791.188
  • Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Email: sales@sps.org.vn
  • Website: https://sps.org.vn/
 
✅ Dịch vụ trọn gói 🔴 SPS CERT Cung cấp nhiều Dịch vụ trọn gói cho quý khách hàng !
✅ Dịch vụ chuyên nghiệp 🔴 Với chuyên gia giàu kinh nghiệm, SPS cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất cho quý khách hàng
✅ Nhận chứng chỉ nhanh 🔴 Mạng lưới rộng khắp ba miền, khách hàng sẽ nhận được dịch vụ nhanh chóng 
✅ Chi phí thấp ☎️ 0969.555.610

Hà Nội

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

sales@sps.org.vn

0969.555.610

Hồ Chí Minh

Tòa nhà Thủy Lợi 4 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh

sales@sps.org.vn

0969.555.610

CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM

Chứng nhận GRS

Chứng nhận RCS

Chứng nhận OCS

Chứng nhận GOTS

 

Thông tin

Dịch vụ

  • Chứng nhận hệ thống
  • Chứng nhận sản phẩm
  • Trách nhiệm xã hội
  • Công cụ cải tiến

Fanpage

Facebook Youtube Chanel Tiktok Twitter Instagram Linkedin

error: Content is protected !!