Tìm hiểu về Cơ quan chứng nhận WRAP
Khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước Châu Âu, không ít doanh nghiệp được yêu cầu phải có chứng nhận các tiêu chuẩn về Trách nhiệm xã hội, trong đó có tiêu chuẩn WRAP. Vậy làm thế nào để lựa chọn được cơ quan chứng nhận WRAP có thẩm quyền, bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp thắc mắc đó.
Table of Contents
TIÊU CHUẨN WRAP VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY
WRAP là tiêu chuẩn quốc tế về Trách nhiệm xã hội của một tổ chức trong ngành dệt may. Tiêu chuẩn WRAP được xây dựng nhằm nhằm giải quyết các vấn đề về trách nhiệm xã hội trong ngành may mặc. Tiêu chuẩn có tên gọi đầy đủ là Worldwide Responsible Accredited Production (Sản xuất được công nhận có trách nhiệm trên toàn thế giới) do Tổ chức WRAP xây dựng và ban hành.
→ Xem thêm Tiêu chuẩn đánh giá WRAP nghĩa là gì?
CHỌN CƠ QUAN CHỨNG NHẬN WRAP CÓ KHÓ KHÔNG?
“Chọn cơ quan chứng nhận WRAP có khó không?” là câu hỏi được nhiều nhiều Doanh nghiệp quan tâm. Về bản chất, lựa chọn cơ quan chứng nhận WRAP không khó nhưng với những Doanh nghiệp trong ngành may mặc lần đầu tìm hiểu và áp dụng tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội thì việc chọn “đúng” cơ quan uy tín lại không phải chuyện đơn giản.
Đa số các Doanh nghiệp thường lúng túng do không xác định được các tiêu chí lựa chọn. Mặt khác, một số Doanh nghiệp bỏ qua bước xác minh thông tin trong quá trình tìm kiếm đơn vị chứng nhận WRAP, dẫn tới việc lựa chọn sai.
CÁCH LỰA CHỌN CƠ QUAN CHỨNG NHẬN WRAP
Cách đơn giản nhất để lựa chọn chính xác cơ quan chứng nhận WRAP là tìm tới các đơn vị tư vấn WRAP để được hỗ trợ. Việc lựa chọn tổ chức chứng nhận WRAP uy tín cũng là một thách thức với doanh nghiệp. Không phải đơn vị nào cũng có thẩm quyền đánh giá chứng nhận WRAP, nếu lựa chọn phải đơn vị chưa được cấp phép, doanh nghiệp sẽ mất tiền một cách oan uổng vì Giấy chứng nhận WRAP (WRAP Certificate) được cấp bởi những tổ chức này hoàn toàn không được công nhận và không có giá trị gì. Việc tiếp thu đề xuất của các chuyên gia tư vấn WRAP sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn đúng Tổ chức chứng nhận hợp pháp và nắm rõ được các thủ tục cũng như quy trình chứng nhận một cách nhanh chóng và hợp lệ.
Thực tế, rất nhiều doanh nghiệp không chỉ gặp khó khăn trong quá trình lựa chọn Tổ chức chứng nhận mà còn vướng mắc cả trong quy trình áp dụng WRAP và xin cấp giấy chứng nhận. Nguyên nhân chủ yếu tới từ việc doanh nghiệp còn bỡ ngỡ khi tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế, chưa hiểu hết các yêu cầu của tiêu chuẩn, chưa có lộ trình đúng đắn, chưa nắm bắt được các thủ tục đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn,…
Việc tự mình tìm hiểu tiêu chuẩn nghe thì có vẻ sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp nhưng thực chất chưa hẳn đã là vậy. Với những doanh nghiệp lần đầu tiếp xúc với WRAP, thường mất rất nhiều thời gian để hiểu tất cả nội dung và yêu cầu của nó, cũng rất khó để hiểu được một cách cặn kẽ. Việc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ tiêu chuẩn sẽ kéo theo những quyết định, chiến lược, kế hoạch xây dựng và áp dụng sai lầm. Thất bại trong việc tuân thủ WRAP không những khiến doanh nghiệp không hoàn thành chứng nhận mà còn gây tốn kém về mặt công sức, nguồn lực, thậm chí làm rối loạn hệ thống vốn có.
CHI PHÍ CHỨNG NHẬN WRAP
Chi phí chứng nhận WRAP bao gồm:
- Chi phí chứng nhận theo số ngày công
- Chi phí đi lại, khách sạn (nếu có)…
- Chi phí Admin WRAP
Chi phí chứng nhận WRAP phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Quy mô: Tổng số nhân sự tại tất cả cá địa điểm khách hàng muốn chứng nhận
- Phạm vi: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp muốn được chứng nhận và ghi vào báo cáo chứng nhận
- Địa điểm: Tổng số địa điểm khách hàng đăng ký chứng nhận
- Yêu cầu riêng đối với mỗi doanh nghiệp
→ Xem thêm Sổ tay WRAP – Hướng dẫn sử dụng WRAP
—————————————————————————————————————————————————————–
Mọi thắc mắc liên quan tới Cơ quan chứng nhận WRAP hoặc dịch vụ chứng nhận WRAP, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với SPS theo thông tin dưới đây:
- Số hotline: 0969.555.610 / 0914.791.188
- Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Email: sales@sps.org.vn
- Website: https://sps.org.vn/