Các bước xây dựng và chứng nhận ISO 22000
Các bước xây dựng và chứng nhận ISO 22000 được tiến hành như thế nào? Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp tiến hành xây dựng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm một cách thuận lợi hơn.
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG VÀ CHỨNG NHẬN ISO 22000
Dưới đây là danh sách các bước trong quy trình thực hiện ISO 22000:
STT | NỘI DUNG | YÊU CẦU |
Bước 1 | Đào tạo nhận thức về ISO 22000:2018 | Các cá nhân tham gia đào tạo phải hiểu và nắm rõ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 |
Bước 2 | Tìm hiểu bối cảnh bên trong và bên ngoài tổ chức |
|
Bước 3 | Xác định rủi ro | Liệt kê các rủi ro bên trong và bên ngoài tổ chức ảnh hưởng tới vệ sinh an toàn thực phẩm từ hoạt động sản xuất – kinh doanh |
Bước 4 | Xây dựng Chính sách vệ sinh an toàn thực phẩm |
|
Bước 5 | Xác định các thông số, chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm |
Xác định thông số và chỉ tiêu một cách cụ thể, có thể đo lường được và đảm bảo kiểm soát được các vấn đề cũng như nguy cơ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất – kinh doanh tới vệ sinh an toàn thực phẩm |
Bước 6 | Xây dựng quy trình, biểu mẫu và tài liệu ISO 22000 |
|
Bước 7 | Triển khai ISO 22000 vào thực tế |
|
Bước 8 | Đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm |
|
Bước 9 | Xem xét của lãnh đạo |
|
Bước 10 | Đăng ký chứng nhận ISO 22000 |
|
Bước 11 | Đánh giá chứng nhận ISO 22000 |
|
Bước 12 | Duy trì chứng nhận ISO 22000 |
|
xem thêm: FSSC 22000 và ISO 22000 khác nhau như thế nào?
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA TRONG QUY TRÌNH ÁP DỤNG ISO 22000
Có 4 nhóm đối tượng tham gia vào quy trình áp dụng ISO 22000:2018 của một tổ chức, bao gồm:
- Ban lãnh đạo của tổ chức
Nhóm đối tượng này là những người có trách nhiệm định hướng cho sự phát triển của tổ chức. Mọi mục tiêu, chính sách, kế hoạch, quy trình ISO 22000 trước khi đưa vào áp dụng trong thực tế đều phải có sự phê duyệt của ban lãnh đạo. Họ cũng là những người đưa ra các quyết định, chỉ đạo trong những tình huống khẩn cấp.
- Cán bộ công nhân viên của tổ chức
Các nhân sự của tổ chức là những người trực tiếp thực hiện các hoạt động áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Hiểu một cách đơn giản, họ là lực lượng biến các hoạch định của Ban lãnh đạo thành hiện thực. Nếu xây dựng được cơ chế khuyến khích sự tham gia phù hợp thì các cán bộ công nhân viên không chỉ làm đúng những gì được giao mà còn có thể làm tốt hơn thế, sự đóng góp, sáng tạo của họ có thể khiến Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được cải tiến hiệu quả.

- Cơ quan chứng nhận ISO 22000
Để chứng minh tính hiệu lực của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn quốc tế, tổ chức phải đăng ký chứng nhận với cơ quan chứng nhận ISO 22000. Các chuyên gia của cơ quan chứng nhận sẽ tiến hành các hoạt động rà soát tài liệu, hồ sơ, kiểm tra hiện trường, phỏng vấn nhân sự liên quan để xác minh sự tuân thủ của tỏ chức.
- Đơn vị tư vấn ISO 22000
Đa số các tổ chức đều gặp khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn và đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018. Đội ngũ chuyên gia của các đơn vị tư vấn sẽ giúp tổ chức tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện ISO 22000 và hỗ trợ tổ chức trong việc hoàn thiện các thủ tục chứng nhận và duy trì chứng nhận.
Mọi thắc mắc liên quan tới tiêu chuẩn ISO 22000 hoặc dịch vụ chứng nhận ISO 22000, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với SPS theo thông tin dưới đây:
- Số hotline: 0969.555.610
- Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Email:sales@sps.org.vn
- Website: https://sps.org.vn/