Tiêu chuẩn ISO 22000: Hệ thống An toàn Thực phẩm
Trên thế giới hiện nay có nhiều tiêu chuẩn khác nhau liên quan tới lĩnh vực thực phẩm. Một trong những bộ tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất là tiêu chuẩn ISO 22000 của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO. Hệ thống ISO 22000 có đưa ra các yêu cầu để giúp doanh nghiệp thực phẩm tuân thủ và đảm bảo cho sản phẩm thực phẩm được sản xuất và bảo quản một cách an toàn nhất. Điều này giúp sản phẩm thực phẩm tránh xa được các mối nguy hại có khả năng gây mất an toàn. Bài viết dưới đây SPS CERT sẽ cung cấp thông tin cơ bản giúp các Tổ chức, Doanh nghiệp hiểu được Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?
Table of Contents
GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) do tổ chức ISO (International Organization for Standardization) ban hành. ISO 22000 là sự kết hợp và bổ sung các yếu tố cốt lõi của hai tiêu chuẩn khác là ISO 9001 và HACCP nhằm cung cấp một khuôn khổ cho việc phát triển, thực hiện, giám sát và cải tiến liên tục Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
ISO 22000:2018 LÀ GÌ?
ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất hiện nay của bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. ISO 22000:2018 được ban hành thay thế cho phiên bản trước đó là ISO 22000:2005.
TỔ CHỨC NÀO THUỘC PHẠM VI CỦA TIÊU CHUẨN ISO 22000:2018?
ISO 22000 đưa ra các yêu cầu nhằm xây dựng một hệ thống kiểm soát an toàn vệ sinh trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Cụ thể gồm:
- Trang trại, nông trại, ngư trường
- Đơn vị sản xuất và chế biến thực phẩm
- Nhà hàng, khách sạn, cửa hàng bán thực phẩm
- Đơn vị lưu trữ, phân phối, vận chuyển thực phẩm
- Cơ sở dung cấp nguyên liệu, phụ gia, thiết bị chế biến thực phẩm
- Đơn vị dọn đẹp, vệ sinh, chế biến thực phẩm
MỤC TIÊU CỦA HỆ THỐNG AN TOÀN THỰC PHẨM ISO 22000
CÁC NGUYÊN TẮC ISO 22000 LÀ GÌ?
-
Trao đổi thông tin
Trao đổi thông tin để bảo đảm các mối nguy có thể được xác định và kiểm soát một cách chính xác. Mục đích của nguyên tắc này là hướng đến công khai những yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng và các nhà cung ứng.
-
Quản lý hệ thống
Nguyên tắc quản lý hệ thống trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được áp dụng thông qua việc thiết lập, vận hành và duy trì Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cần phải được cấu trúc theo đúng hệ thống quản lý của tiêu chuẩn ISO 22000 và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Các chương trình tiên quyết
Các chương trình tiên quyết sẽ được sử dụng và đem đến sự an toàn cho sản phẩm cuối cùng để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Có thể nói đây là chuẩn mực cần và đủ để các cơ sở sản xuất thực phẩm đáp ứng được các điều kiện khi tham gia sản xuất.
-
Các nguyên tắc theo tiêu chuẩn HACCP
HACCP là hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn được sử dụng với mục đích tìm ra những mối nguy còn tiềm ẩn. Các nguyên tắc của HACCP bao gồm:
- Nguyên tắc 1 – Tiến hành phân tích mối nguy và xác định mức độ rủi ro
- Nguyên tắc 2 – Xác định các điểm kiểm soát tới hạn CCP
- Nguyên tắc 3 – Xác định các ngưỡng tới hạn của các điểm kiểm soát tới hạn CCP
- Nguyên tắc 4 – Thiết lập thủ tục kiểm soát điểm tới hạn
- Nguyên tắc 5 – Thiết lập các hành động khắc phục
- Nguyên tắc 6 – Thiết lập thủ tục kiểm tra và xác minh
- Nguyên tắc 7 – Thiết lập thủ tục lưu giữ hồ sơ và tài liệu
-
Các nguyên tắc khác
- Hướng vào khách hàng
- Sự lãnh đạo
- Sự tham gia của mọi người
- Tiếp cận theo quá trình
- Cải tiến
- Quyết định dựa trên bằng chứng
- Quản lý mối quan hệ
>> Xem thêm: Một số hồ sơ ISO 22000 cần có trong ngày đánh giá chứng nhận
CẤU TRÚC ĐIỀU KHOẢN ISO 22000:2018 THEO TCVN ISO 22000
- Điều khoản 1. Phạm vi áp dụng
- Điều khoản 2. Tài liệu viện dẫn
- Điều khoản 3. Thuật ngữ và định nghĩa
- Điều khoản 4. Bối cảnh của tổ chức
- Điều khoản 5. Lãnh đạo
- Điều khoản 6. Hoạch định
- Điều khoản 7. Công tác hỗ trợ
- Điều khoản 8. Vận hành
- Điều khoản 9. Đánh giá hiệu suất
- Điều khoản 10. Cải tiến
LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 22000:2018 LÀ GÌ?
- Thiết lập thành công hệ thống FSMS đạt chuẩn
- Kiểm soát và hạn chế các nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tiết kiệm chi phí xử lý sự cố phát sinh liên quan tới chất lượng sản phẩm
- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm
- Được miễn thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất cho cơ sở chế biến / sản xuất thực phẩm theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Không bắt buộc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ đối với cơ sở đã tự công bố hợp quy / công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Được khách hàng và đối tác tin tưởng lựa chọn
- Thu được nhiều lợi nhuận hơn
- Mở rộng cơ hội kinh doanh và tiếp cận các thị trường khó tính
>> xem thêm: Các bước xây dựng và chứng nhận ISO 22000
————————————————————————————————————————————————————————————–
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì? Mọi thắc mắc liên quan tới Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 hoặc dịch vụ Chứng nhận ISO 22000, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với SPS theo thông tin dưới đây:
- Số hotline: 0969.555.610 / 0914.791.188
- Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
- Email: sales@sps.org.vn
- Website: https://sps.org.vn/