Tiêu chuẩn ISO 9001 - Hệ thống Quản lý Chất lượng

Tiêu chuẩn ISO 9001 – Hệ thống Quản lý Chất lượng

5/5 - (1 bình chọn)

Trên thế giới hiện nay có nhiều tiêu chuẩn khác nhau liên quan tới lĩnh vực quản lý chất lượng. Một trong những bộ tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất là tiêu chuẩn ISO 9001 – Hệ thống Quản lý Chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ban hành. Đây là hệ thống với những yêu cầu cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng được các yêu cầu về hệ thống chất lượng trong quy trình hoạt động. Ngày càng nhiều các tổ chức chọn ISO 9001 để áp dụng cho hệ thống của mình nhằm đảm bảo chất lượng và đạt được chứng nhận. Bài viết dưới đây SPS CERT sẽ cung cấp thông tin cơ bản giúp các Tổ chức, Doanh nghiệp hiểu được Tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 là gì?

tiêu chuẩn ISO 9001:2015

GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ISO 9001

Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi triển khai hệ thống quản lý chất lượng cho doanh nghiệp mình. Được biết Tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng (QMS) do tổ chức ISO (International Organization for Standardization) ban hành. ISO 9001 nhằm cung cấp một khuôn khổ cho việc phát triển, thực hiện, giám sát và cải tiến liên tục Hệ thống quản lý chất lượng

ISO 9001:2015 LÀ GÌ?

Tiêu chuẩn chất lượng iso 9001 là phiên bản mới nhất hiện nay của bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng. ISO 9001:2015 được ban hành thay thế cho phiên bản trước đó là ISO 9001:2008. Bộ tiêu chuẩn iso 9001 mới nhất này cũng là tiêu chuẩn hiện đang được sử dụng để chứng nhận QMS cho các tổ chức. Tại Việt Nam bộ tiêu chuẩn này được đưa vào yêu cầu hệ thống quốc gia và có tên gọi là TCVN ISO 9001;2015.

Theo đó những doanh nghiệp đang dùng phiên bản cũ sẽ có 3 năm để chuyển đổi lên phiên bản mới nhất này. Sau 3 năm thì những giấy chứng nhận cũ sẽ không còn hiệu lực nữa.

Xem thêm: ISO 9001 Wiki

NGUỒN GỐC RA ĐỜI BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9001

Nguồn gốc của tiêu chuẩn ISO 9001 có thể bắt nguồn từ những năm 1950 khi các cơ quan chính phủ của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh thiết lập các tiêu chuẩn cho mua sắm quân sự. Những tổ chức lớn cung cấp dịch vụ cho các cơ quan mua sắm của Chính phủ thường phải tuân thủ nhiều yêu cầu đảm bảo chất lượng cho mỗi hợp đồng được trao, dẫn đến việc ngành công nghiệp quốc phòng phải chấp nhận sự công nhận lẫn nhau về các tiêu chuẩn NATO AQAP, MIL-Q và Def Stan.

dối tượng áp dụng ISO 9001

BS5750 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng cụ thể đầu tiên áp dụng cho toàn ngành và được xuất bản vào năm 1979. Dựa trên thành công của BS5750, tiêu chuẩn ISO 9001 đã được Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) phát triển để mở rộng phạm vi của Quản lý Chất lượng cho công chúng quốc tế. Bản phê duyệt của tiêu chuẩn này đã được phê duyệt và thông qua. Tiêu chuẩn ISO 9001 chính thức được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1987.

Theo định kỳ, tiêu chuẩn ISO 9001 được Ủy ban kỹ thuật ISO xem xét từ 05 đến 08 năm một lần để đảm bảo nội dung tiêu chuẩn luôn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp Toàn cầu và bối cảnh tình hình thực tế.

CÁC PHIÊN BẢN CỦA ISO 9001 LÀ GÌ?

Từ khi ra đời đến nay, tiêu chuẩn ISO 9001 được chỉnh sửa qua 5 phiên bản. Các phiên bản cụ thể bao gồm:

  • ISO 9001:1987 (Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật)
  • ISO 9001:1994 (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:1996 Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật)
  • ISO 9001:2000 (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2000 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu)
  • ISO 9001:2008 (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2008 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu)
  • ISO 9001:2015 (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2015 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu).

Trong đó, phiên bản hiện hành mới nhất thay thế các phiên bản cũ chính thức hết hiệu lực trước đó.

ISO 9001:2015 LÀ GÌ? TIÊU CHUẨN ISO 9001 NĂM 2015

ISO 9001:2015 là phiên bản mới nhất hiện nay của bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng. ISO 9001:2015 được ban hành thay thế cho phiên bản trước đó là ISO 9001:2008 (đã hết hạn vào tháng 09/2018).

Điểm cải tiến của ISO 9001:2015 so với các phiên bản cũ là tư duy tiếp cận dựa trên rủi ro. Cách tư duy này sẽ giúp tổ chức xác định những yếu tố có thể là nguyên nhân khiến các quá trình và Hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức chệch khỏi hoạch định ban đầu. Nhờ vậy, tổ chức có thể đưa ra cách kiểm soát phòng ngừa nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và tận dụng tối đa cơ hội khi chung xuất hiện.

Ngoài ra, tiêu chuẩn ISO 9001:2015. còn áp dụng quy trình “Hoạch định (P-Plan) – Thực hiện (D-Do) – Kiểm tra (C-Check) – Hành động (A-Act)” để nâng cao chất lượng của sản phẩm/dịch vụ.

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015 LÀ GÌ?

  • Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng

ISO 9001:2015 chỉ ra rằng đích đến của mọi hoạt động trong tổ chức là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và cố gắng vượt xa hơn mong đợi của họ. Để thực hiện được nguyên tắc này, doanh nghiệp cần triển khai các hoạt động nhằm tìm hiểu nhu cầu của thị trường nói chung và mong muốn của khách hàng nói riêng. Việc phác thảo chính xác “chân dung” khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xác định được mình cần phải làm gì, cần sản xuất gì, cung cấp gì và cần làm như thế nào để thỏa mãn khách hàng tốt hơn.

  • Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo

Nguyên tắc này nhấn mạnh tới tầm quan trọng và trách nhiệm của người lãnh đạo trong việc định hướng, dẫn dắt và ban hành những quyết sách chính xác cho doanh nghiệp. Một lãnh đạo giỏi là người nhìn xa trông rộng, thấu hiểu tổ chức và các thành viên của mình, cầu tiến, đối xử công bằng và luôn lắng nghe, ghi nhận đóng góp của mọi người.

bộ tiêu chuẩn ISO 9001
bộ tiêu chuẩn ISO 9001
  • Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người

Cốt lõi trong nguyên tắc thứ 3 của tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 chính là đảm bảo sự tham gia của nhân viên ở tất cả các cấp trong doanh nghiệp. Cần tạo điều kiện thuận lợi và xây dựng cơ chế khích lệ để tất cả thành viên của tổ chức có thể phát huy tối đa năng lực của mình, đóng góp vào quá trình phát triển chung của tập thể.

  • Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình

Để thực hiện nguyên tắc này, doanh nghiệp cần xác định các quá trình cần có trong hệ thống và mục tiêu của những quá trình đó. Hoạch định rõ ràng quá trình cần những nguồn lực nào, đối tượng tham gia vào quá trình là ai, phải làm những gì, đánh giá, theo dõi ra sao, kết quả đầu ra như thế nào. Tất cả cần có một kế hoạch triển và hướng dẫn thực hiện cụ thể.

  • Nguyên tắc 5: Cải tiến

Do xu hướng của thị trường, thị hiếu của khách hàng và nhu cầu của người dùng luôn thay đổi không ngừng nên việc thực hiện các cải tiến là điều cần thiết với mọi tổ chức, doanh nghiệp. Hiện thực khách quan luôn biến động, các đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn mạnh, bởi vậy mà doanh nghiệp cũng không thể đứng yên mà phải luôn làm mới và sáng tạo.

  • Nguyên tắc 6: Quyết định dựa trên bằng chứng

Bằng chứng ở đây được hiểu là tất cả các hồ sơ, tài liệu, dữ liệu, các con số, thông tin, kết quả phản ánh bản chất của sự vật, sự việc hoặc sự kiện. Các bằng chứng này phải đảm bảo tính chính xác, khách quan và đáng tin cậy để hỗ trợ doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân hoặc dự đoán kết quả trong tương lai khi ra quyết định. Muốn làm được như vậy thì doanh nghiệp phải ghi chép và lưu giữ một cách cẩn thận và có hệ thống tất cả các thông tin của hoạt động quản lý chất lượng trong thời gian nhất định, căn cứ vào từng hoàn cảnh và nhu cầu của mỗi tổ chức.

  • Nguyên tắc 7: Quản lý mối quan hệ

Xét về mặt nội bộ, doanh nghiệp cần thiết lập môi trường làm việc công bằng, minh bạch, đoàn kết, tạo là sự gắn kết giữa các bộ phận, đội nhóm, có sự tương tác giữa các nhân viên nhằm hướng tới mục tiêu phát triển chung của tổ chức. Ngoài ra, xét các mối quan hệ bên ngoài với: khách hàng, đối tác, chính quyền,…, doanh nghiệp cũng cần duy trì sự tương tác thường xuyên.

>>> Chương trình đánh giá nội bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2015

CẤU TRÚC CỦA TIÊU CHUẨN ISO 9001 MỚI NHẤT

  1. Phạm vi áp dụng
  2. Tài liệu viện dẫn
  3. Thuật ngữ và định nghĩa
  4. Bối cảnh của tổ chức
  • Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức
  • Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm
  • Xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng
  • Hệ thống quản lý chất lượng và các quá trình của hệ thống
  1. Sự lãnh đạo
  • Sự lãnh đạo và cam kết
  • Thiết lập chính sách chất lượng và trao đổi thông tin về chính sách chất lượng
  • Vai trò trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức

điều khoản tiêu chuẩn ISO 9001

  1. Hoạch định
  • Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội
  • Mục tiêu chất lượng và hoạch định để đạt được mục tiêu
  • Hoạch định các thay đổi
  1. Hỗ trợ
  • Nguồn lực
  • Năng lực
  • Nhận thức
  • Trao đổi thông tin
  • Tạo lập và cập nhật, kiểm soát thông tin dạng văn bản
  1. Thực hiện
  • Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện
  • Yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ
  • Thiết kế phát triển sản phẩm, dịch vụ
  • Kiểm soát quá trình, sản phẩm và dịch vụ do bên ngoài cung cấp
  • Sản xuất và cung cấp dịch vụ
  • Thông qua sản phẩm và dịch vụ
  • Kiểm soát đầu ra không phù hợp
  1. Đánh giá kết quả thực hiện
  • Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá
  • Đầu vào và đầu ra xem xét của lãnh đạo
  1. Cải tiến
  • Sự không phù hợp và hành động khắc phục
  • Cải tiến liên tục

QUY TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHẨN ISO 9001

Quy trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 bao gồm một số bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 9001

  • Nắm vững nội dung, yêu cầu và nguyên tắc của tiêu chuẩn ISO 9001
  • Hiểu rõ các khái niệm và nguyên tắc chung về quản lý chất lượng

tiêu chuẩn chất lượng iso 9001

Bước 2: Xác định phạm vi và mục tiêu của Hệ thống QMS

  • Xác định rõ ràng phạm vi của Hệ thống QMS (các quy trình, hoạt động và phòng ban tham gia)
  • Đặt ra các mục tiêu cụ thể mà tổ chức mong muốn đạt được thông qua Hệ thống QMS

Bước 3: Xây dựng và triển khai Hệ thống QMS

  • Xây dựng các quy trình, chức năng và phương pháp liên quan đến việc quản lý chất lượng
  • Phân công trách nhiệm cho các hoạt động và quy trình trong Hệ thống QMS
  • Triển khai các biện pháp cần thiết để tuân thủ yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001

Bước 4: Đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn ISO 9001

  • Xác định các chỉ số và tiêu chí đo lường để kiểm tra mức độ tuân thủ tiêu chuẩn
  • Thực hiện kiểm tra và đánh giá định kỳ để đảm bảo rằng quy trình và hoạt động đang tuân thủ yêu cầu ISO 9001

Bước 5: Đào tạo

  • Đào tạo nhân viên về các yêu cầu và quy trình trong hệ thống quản lý chất lượng
  • Tạo cơ hội cho việc học hỏi và nâng cao kỹ năng để cải thiện hiệu suất

Bước 6: Đánh giá và cải thiện liên tục

  • Thực hiện các cuộc đánh giá nội bộ và ngoại bộ để xác định các điểm mạnh và điểm yếu của Hệ thống QMS
  • Dựa trên kết quả đánh giá, tiến hành các biện pháp cải thiện liên quan đến quy trình, chất lượng và hiệu suất tổng thể

Bước 7: Chứng nhận và duy trì hệ thống QMS

  • Khi hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng đủ yêu cầu tiêu chuẩn, tổ chức có thể xin cấp chứng nhận ISO 9001 từ cơ quan chứng nhận uy tín.
  • Duy trì hệ thống qua việc tiếp tục tuân thủ yêu cầu, kiểm tra và cải thiện liên tục.

hệ thống quản lý chất lượng iso 9001

* Lưu ý: Việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự cam kết từ các cấp quản lý và nhân viên. Tùy thuộc vào quy mô và ngành nghề của tổ chức, các bước cụ thể có thể thay đổi.

Phân tích 7 nguyên tắc ISO 9001:2015 trong quản lý chất lượng

LỢI ÍCH CỦA TIÊU CHUẨN ISO 9001 LÀ GÌ?

  • Tăng uy tín và hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp
  • Tăng thị phần trong và ngoài nước, hội nhập tốt hơn
  • Tạo ra các sản phẩm, dịch vụ chất lượng và cải tiến liên tục
  • Tiếp cận quản lý rủi ro và cơ hội tốt hơn
  • Đáp ứng việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý và các quy định hiện hành
  • Sản phẩm, dịch vụ có chất lượng ổn định hơn, giảm sản phẩm hỏng
  • Kiểm soát tốt thời gian trong quá trình sản xuất, tăng sản lượng
  • Lợi nhuận tăng cao hơn do sản xuất hiệu quả, giảm chi phí, giảm lãng phí
  • Hệ thống quản lý gọn nhẹ, chặt chẽ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng
  • Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào do kiểm soát được nhà cung cấp
  • Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng
  • Đưa ra quyết định dựa trên các bằng chứng xác thực
  • Các nhận sự hiểu rõ hơn vai trò của mình trong công ty, biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình, chủ động hơn trong công việc
  • Tạo động lực làm việc và sự tham gia nhiều hơn của nhân viên
  • Dễ dàng hơn nhiều trong việc áp dụng nhiều tiêu chuẩn quốc tế khác

—————————————————————————————————-

SPS CERT cung cấp dịch vụ chứng nhận ISO 9001 cho mọi ngành nghề, lĩnh vực với Chi phí cạnh tranh – Thủ tục tinh giản – Chứng chỉ Quốc tế. Dưới đây là một vài Khách Hàng đã sử dụng dịch vụ tiêu chuẩn ISO 9001 của Chúng Tôi:

  • Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Vi Re Sin
  • Công ty TNH Crow Advanced Material Việt Nam
  • Công ty TNHH Sản xuất Nhựa và Cơ khí Đông Dương 2
  • Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Esd-Pac Vina
  • Công ty TNHH Fore Shot Việt Nam
  • Công ty TNHH Alpha Networks Việt Nam
  • Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Irfactory Vina
  • ….

Bài viết liên quan: Làm thế nào để doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 một cách hiệu quả

Mọi thắc mắc liên quan tới Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 hoặc dịch vụ Chứng nhận ISO 9001, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ với SPS theo thông tin dưới đây:

  • Số hotline: 0969.555.610 / 0914.791.188
  • Địa chỉ: Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Email: sales@sps.org.vn
  • Website: https://sps.org.vn/

BANNER XIN TÀI LIỆU

Hà Nội

Tầng 12A Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

sales@sps.org.vn

0969.555.610

Hồ Chí Minh

Tòa nhà Thủy Lợi 4 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh

sales@sps.org.vn

0969.555.610

CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM

Chứng nhận GRS

Chứng nhận RCS

Chứng nhận OCS

Chứng nhận GOTS

 

Thông tin

Dịch vụ

  • Chứng nhận hệ thống
  • Chứng nhận sản phẩm
  • Trách nhiệm xã hội
  • Công cụ cải tiến

Fanpage

Facebook Youtube Chanel Tiktok Twitter Instagram Linkedin

error: Content is protected !!